Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
31364

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần

Ngày 29/12/2022 16:12:49

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại.

  

Kính thưa toàn thể nhân dân!

           Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường h6óa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm dịch thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

          Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

         Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

         Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

          Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

         * Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật.

         Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

         Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng

các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

         Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

* Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

          - Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

         - Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,…

         - Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

         - Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

         - Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

         - Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.

         - Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

* Một số giải pháp:

         - Về phía người tiêu dùng: Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến:

       + Thương hiệu;

       + Thời hạn sử dụng;

       + Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng;

       + Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.

         - Về phía nhà sản xuất: Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:

         + Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đa công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

        + Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

        + Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

         Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.

          Để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, BCĐ Vệ sinh ATTP xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân trong xã cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh ATTP như sau:

1. Chọn thực phẩm tươi sạch

          - Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.

         - Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.

         - Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.

         - Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.

         - Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.

          - Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.

         2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

          - Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.

         - Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.

         - Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.

         - Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.

          - Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.

         3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

         - Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

         - Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.

         - Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

         - Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.

          - Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.

         - Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.

          - Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm.

           - Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.

          4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ

          - Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.

          - Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng.

          - Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.

         - Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

         5. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

          - Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

          - Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

         6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

          - Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.

          - Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.

          - Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

          - Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.

           - Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

           - Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

           - Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.

           - Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.

           - Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

          7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

           - Giáo viên chăm sóc trẻ  cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

          - Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.

          - Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.

          - Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

          - Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.

          - Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

          8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

          - Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

          - Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.

          - Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy.

          - Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

           9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

           - Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.

            - Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.

            - Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.

           10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

           - Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

           - Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.

        Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn. Vì vậy, bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình cần chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 22 tháng 01 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về những nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 17 tháng 6 năm 2010. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011và thay thế Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm.

        Luật An toàn thực phẩm ra đời đã kịp thời khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm như: nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm, phân công trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan, bộ ngành quản lý an toàn thực phẩm, nâng cao chế tài xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, đáp ứng kịp thời với phương thức quản lý về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, hội nhập quốc tế và tăng cường hơn nữa vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp, cộng đồng trong bảo đảm an toàn thực phẩm.

        BCĐ xin tuyên truyền đến toàn thể nhân dân một số nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm.

        1. Phạm vi điều chỉnh của Luật An toàn thực phẩm

        - Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm;

        - Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm;

        - Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm;

        - Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

        2. Một số nội dung chính của Luật

        Luật An toàn thực phẩm gồm: 11 chương, 72 Điều.

        Chương I: Những quy định chung: Gồm 6 Điều (từ Điều 1 đến Điều 6)

        Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

        Điều 2: Giải thích từ ngữ.

        Điều 3: Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm.

        1) Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        2) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

        3) Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

        4) Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

        5) Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

        6) Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

        Điều 4: Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm.

        1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.

        2. Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.

        3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.

        Điều 5: Những hành vi bị cấm

        1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

        2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

        3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        5. Sản xuất, kinh doanh:

        - Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

        - Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

        - Thực phẩm bị biến chất;

        - Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

        - Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;

        - Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

        - Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

        - Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;

        - Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

        6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

        7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

        8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

        9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

        11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

        12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

        13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.

        Điều 6: Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong đó Luật quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm vừa theo hành vi, vừa theo giá trị hàng hóa thực phẩm vi phạm. Cụ thể: “Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính .... được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm”.

        Chương II: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm. Gồm 3 Điều (từ Điều 7 đến Điều 9).

        Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm:

        Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm.

        Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm

        Chương III: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Gồm 19 Điều (từ Điều 10 đến Điều 18).

        Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm

1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

c) Quy định về bảo quản thực phẩm.

        Điều 11. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật này.

          3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

        Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.

3. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.

        Điều 13. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng    

        Điều 14. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng

        Điều 15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen

        Điều 16. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ

        Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

        Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

        Chương IV: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Bao gồm 5 Mục, 15 Điều (từ Điều 19 đến Điều 33)

        Mục 1: Điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó có quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau:

        - Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

        - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

        - Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

        - Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

        - Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

        - Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        Điều 20. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm.

        Điều 21. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm.

        Điều 22. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

        Mục 2: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống.

        Điều 23. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống.

        Mục 3: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến.

        Điều 25. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm.

        Điều 26. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm.

        Chương V: Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản

xuất, kinh doanh thực phẩm. Gồm 4 Điều (từ Điều 34 đến Điều 37).

        Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

          3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

        Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Bộ trưởng BNNPTNT…

        Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;

          b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

        Điều 37. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn

thực phẩm

1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

          2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.

        Chương VI: Nhập khẩu và xuất khẩu thực phẩm. Gồm 2 Mục, 5 Điều (từ Điều 38 đến Điều 42).

        Mục 1: Điều kiện bảo đảm đối với thực phẩm nhập khẩu

        Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu

        Điều 39. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu

        Điều 40. Trình tự, thủ tục và phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.

        Mục 2: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu

        Điều 41. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu

1. Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam.

          2. Phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.

        Điều 42. Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu

         Chương VII: Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm. Gồm 2 Điều (từ Điều 43 đến Điều 44).

        Điều 43. Quảng cáo thực phẩm

        Điều 44. Ghi nhãn thực phẩm

        Chương VIII: Kiểm nghiệm thực phẩm, phân tich nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm. Gồm 4 Mục, 11 Điều (từ Điều 45 đến Điều 55).

Mục 1: Kiểm nghiệm thực phẩm (từ Điều 45 đến Điều 48)

Mục 2: Phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm (từ Điều 49 đến Điều 51)

Mục 3: Phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm (từ Điều 52 đến Điều 53)

Mục 4: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn (từ Điều 54 đến Điều 55)

        Điều 54. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn

        Điều 55. Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn

1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;

b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới ch­ưa đ­ược phép lưu hành;

d) Thực phẩm bị h­ư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;

đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;

e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền n­ước xuất khẩu, nư­ớc khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con ng­ười.

2. Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:

a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;

b) Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.

3. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:

a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;

b) Chuyển mục đích sử dụng;

c) Tái xuất;

d) Tiêu hủy.

4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm:

a) Căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

b) Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn;

c) Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

d) Trong tr­ường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm.

          6. Bộ tr­ưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể việc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

        Chương IX: Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm. Gồm 5 Điều (từ Điều 56 đến Điều 60)

        Chương X: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Gồm 3 Mục, 10 Điều (từ Điều 61 đến Điều 70)

        Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp. Trong đó, Luật quy định Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

          Chương XI: Điều khoản thi hành. Gồm 2 Điều 71 và Điều 72, quy định Hiệu lực thi hành và Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

Trên đây là một số nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm, BCĐ về Vệ sinh ATTP xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân, nhất là các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã thực hiện nghiêm túc các quy định về ATTP được quy định cụ thể tại Luật này./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 22 tháng 01 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Bài tuyên truyền

Về việc thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh ATTP

trong dịp tết nguyên đán Nhâm Dần

 

       Kính thưa toàn thể nhân dân!

      Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, mọi người chúng ta đều có nhu cầu mua, bán thực phẩm để sử dụng. Đây là một truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam chúng ta. Việc mua bán thực phẩm phụ thuộc vào từng điều kiện của mỗi người, mỗi gia đình.

      Song việc mua bán thực phẩm để sử dụng trong những dịp tết, những ngày lễ trong năm. Đặc biệt là trong dịp tết cổ truyền, để có một Tết cổ truyền vui tươi lành mạnh, không có tai biến xảy ra trong việc sử dụng thực phẩm, bảo vệ được sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng.

      Trong dịp Tết cổ truyền, mọi người mọi nhà ai ai cũng có nhu cầu mua sắm nhiều loại thực phẩm theo nhiều chủng loại. Tùy theo nhu cầu của mỗi gia đình, từ thực phẩm tươi sống, thực phẩm con sống như gia cầm, thủy cầm, thực phẩm ăn liền đóng gói, đóng chai, lon sẵn rất đa dạng tất cả đều để phục vụ cho nhu cầu của mỗi người trong dịp vui xuân đón tết.

      Để có một mùa tết cổ truyền an toàn, vui tươi lành mạnh, đảm bảo VSATTP không có tai biến xảy ra do VSATTP gây nên. Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã Định Hải xin khuyến cáo cùng toàn thể nhân dân, mỗi người, mỗi nhà khi ra thị trường mua, bán thực phẩm cũng như trong chế biến sử dụng thực phẩm cần lưu ý và thực hiện 10 nguyên tắc vàng trong mua bán, chế biến và sử dụng thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các tai biến do VSATTP như sau:

       1. Chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn: Nếu là thực phẩm con sống như gia cầm, thủy cầm cần có xuất sứ rõ ràng, có địa chỉ tin cậy, tránh mua phải thực phẩm con sống ở nơi có mầm bệnh lây lan.

       2. Thực hiện “ăn chín uống chín”. Ngâm kỹ rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng.

       3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín. 

       4. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín.

       5. Đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng. 

       6. Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín.

       7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ ô nhiễm khác.

       8. Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh.

       9. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn sử dụng

      10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn trong chế biến thực phẩm.

        Ngoài ra khi mua các thực phẩm ăn liền, đóng gói sẵn như: Rượu, bia, nước ngọt, nước giải khát, bánh kẹo mọi người cần lưu ý: Phải có xuất sứ rõ ràng, có nguồn gốc cụ thể như: Địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng có ghi trên nhãn mác bao bì, chai lọ, tuyệt đối không mua các loại thực phẩm ăn liền không có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, đều là hàng giả, hàng kém chất lượng.

        Kính thưa toàn thể nhân dân!

        Đảm bảo VSATTP Trong dịp tết cổ truyền là một yêu cầu tối thiểu đối với mọi người chúng ta.

        Nếu chúng ta không cẩn thận chỉ sơ xuất trong việc mua bán, chế biến, sử dụng thực phẩm không an toàn rất dễ dẫn tới việc mắc các bệnh do việc sử dụng thực phẩm gây nên mà đặc biệt là các bệnh về đường ruột như: Tiêu chảy cấp, ngộ độc thực phẩm, hội chứng lỵ, bệnh thương hàn… đây là những bệnh thường xảy ra do việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Nếu điều kiện thời tiết nóng nắng càng dễ làm cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, hỏng mốc càng làm cho các loại bệnh dễ phát triển.

       Với yêu cầu của công tác VSATTP trong dịp Tết cổ truyền, nhằm phòng chống các bệnh nguy hiểm do thực phẩm gây nên; để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người, mọi nhà và cộng đồng. Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện đầy đủ thông điệp VSATTP do Bộ Y tế ban hành như sau:

      1. Thực hiện ăn chín, uống chín, tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi sử dụng, ăn uống.

      2. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh

      3. Tất cả bát, đĩa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng nước sôi.

      4. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, mưa gió, bụi bặm.

      5. Xử lý phân, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón và tưới rau.

      6. Thực hiện 6 không:

         - Không ăn rau sống

         - Không ăn tiết canh

         - Không ăn mắm tôm, mắm tép sống

         - Không ăn gỏi cá, hải sản sống

         - Không ăn nem chạo, nem chua.

         - Không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh.

      Đặc biệt là làm tốt công tác vệ sinh môi trường sạch sẽ, các công trình vệ sinh trong mỗi hộ gia đình, hạn chế thấp nhất ruồi nhặng đậu vào khu vực vệ sinh sau đó đậu vào thức ăn. Đây là nguồn lây bệnh chính của các loại bệnh dịch liên quan đến ăn uống và VSATTP.

      Để thực hiện tốt công tác VSATTP trong dịp tết cổ truyền của dân tộc, Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân trong xã chủ động phòng chống các loại bệnh đường ruột do VSATTP gây nên là thiết thực bảo vệ sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng./.

    

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 24 tháng 01 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM  BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, trở thành mối quan tâm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và toàn xã hội hiện nay. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do sử dụng nguồn nước, thức ăn không hợp vệ sinh, thực phẩm không đạt chất lượng.

Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng chống các bệnh do ngộ độc thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị mỗi người dân và từng hộ gia đình trên địa bàn xã thực hiện tốt một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

1. Rửa tay trước khi ăn, uống nước đã đun sôi để nguội hoặc đã qua thiết bị tinh lọc; thức ăn chín để quá bữa, quá giờ phải được bảo quản lạnh dưới 100C, trước khi ăn phải được hâm lại kỹ; che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Thức ăn để sau 3 ngày mà không được bo qun lnh dưới 100C thì không nên ăn vì không còn giá trị dinh dưỡng, rất dễ có nguy cơ lên men, tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc. Các dụng cụ chế biến thực phẩm như: dao, thớt, đũa, thìa, que gắp cần phải được khử trùng trước khi chế biến thực phẩm; rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

2. Khi đi mua hàng cần chú ý xem hạn sử dụng của thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng chai, hộp như: rượu, bia, sữa tươi, nước giải khát…Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn sử dụng

3. Các bậc phụ huynh nên thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời giáo dục con em mình không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường, không đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

    * Đối với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, cần thực hiện tốt một số việc sau:

1. Cần lựa chọn kỹ các loại thực phẩm trước khi chế biến cho khách. Thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không được sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng để chế biến thức ăn. Không sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng. Nghiêm cấm việc sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục được phép sử dụng.

2. Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kín vết thương nhiễm trùng trước khi chế biến thức ăn.

3. Tủ đựng dụng cụ chế biến thức ăn cần được lau rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng vào việc chế biến và bảo quản thức ăn. Bàn ghế, các khu vực bên trong, bên ngoài quán cần phải lau và quét dọn thường xuyên đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh.

* Đối với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống:

- Mua nguồn thực phẩm phải qua chứng nhận kiểm dịch đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm của cơ quan y tế, Thú y; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, biến đổi chất. Các cơ sở kinh doanh động vật tươi sống không được phép bán các loại động vật chưa được kiểm chứng của cơ quan thú y ra bên ngoài; giữ gìn vệ sinh nơi sơ chế thực phẩm.

Trên đây là một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh các bệnh ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Khi phát hiện các cơ sở kinh doanh không đảm bảo vệ sinh ATTP, đề nghị các tổ chức, công dân thông báo ngay cho Trạm y tế hoặc UBND xã để có biện pháp phối hợp xử lý kịp thời./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 08 tháng 02 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Bài tuyên truyền

về nguyên nhân của nguy cơ mất ATTP và những nguyên tắc vàng

trong việc chọn thực phẩm an toàn

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

Mỗi người chúng ta ai cũng đều nhận thấy tầm quan trọng của việc ǎn uống, đó là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu được. Tuy nhiên, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe dọa

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy, đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

Khi ǎn phải thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại với lượng quá cao, sau một vài giờ có thể xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như siết, nôn, đau đầu, đau bụng, ỉa chảy và có thể dẫn đến tử vong. 

Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Sau đây là 7 nguyên nhân cơ bản gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

          1. Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể

2. Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,…

3. Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

4. Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép

5. Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

6. Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hạt dẻ bị mốc.

7.  Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

 

 

            Kính thưa toàn thể nhân dân!

Hàng ngày, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn…Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình, khi mua thực phẩm đề nghị các gia đình cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu:  Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ  bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

4.  Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. Nếu tay có  vết  thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.

            BCĐ xin lưu ý: Trong quá trình sử dụng thực phẩm, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ǎn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất, hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện để được tư vấn và xử trí kịp thời./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 14 tháng 4 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

và một số giải pháp nâng cao chất lượng VSATTP.

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi.

Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ.

An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.

Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở các tỉnh thành, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người dân.

Một số nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đề nghị mỗi người dân cần quan tâm để phòng tránh, đó là:

- Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

- Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,…

- Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

- Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

- Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

- Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.

- Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Để từng bước nâng cao chất lượng VSATTP, BCĐ đề nghị nhân dân cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Phải đánh giá nghiêm túc để nâng cao mặt mạnh và giảm tối đa những yếu kém tồn tại về chất lượng một số nông thủy sản và thực phẩm chế biến.

- Về phía người tiêu dùng: Ở các nước phát triển, họ rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống nói chung cũng còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất cũng như trên quản lý. Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến:

+ Thương hiệu;

+ Thời hạn sử dụng;

+ Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng;

+ Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.

- Về phía nhà sản xuất: Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:

+ Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đa công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

+ Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

+ Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm soát an toàn vệ sinh rất khó khăn. Mặc dù chúng ta đã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian qua; song công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ. Từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai mai sau./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 16 tháng 3 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cảnh báo về thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

 

         Kính thưa toàn thể nhân dân!

Thực trạng thực phẩm bẩn đang là một vấn nạn gây nhức nhối cho người tiêu dùng hiện nay. Trong những năm gần đây, có nhiều thông tin phản ánh cũng như cảnh báo cho người tiêu dùng về thực trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hay những thực phẩm bị phù phép bằng những chất độc hại, màu phẩm để trở nên tươi ngon hơn, thì cũng là thực phẩm được trồng bởi thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng, chất kích thíchMột câu hỏi được đặt ra “có phải chính người Việt đang tự “giết” mình, mù quáng với lợi nhuận trước mắt để sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng.

Việc sử dụng thực phẩm bẩn có thể gây ra các triệu chứng ngay tức thì như tiêu chảy, rối loạn đường ruột, nghiêm trọng hơn nữa là phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Nguy hiểm hơn là có những loại thực phẩm bẩn, chúng có thể không gây hại ngay lúc sử dụng mà các chất hóa học, thuốc trừ sâu sẽ từ từ ngấm vào tế bào, cơ thể sau đó tích tụ lại, trở thành các bệnh mãn tính như ung thư, vô sinh..và có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Theo số liệu của Bộ Y tế thống kê được trong quý I năm 2016, cả nước có 969 người bị ngộ độc thực phẩm trong đó 669 người nhập viện, 2 người tử vong. Số ca bị ngộ độc thực phẩm hàng năm khoảng 250-500 vụ, với số người 7.000-10.000 người nhập viện và 100-200 người tử vong.

Mỗi năm, Việt Nam dành 0,22% GDP chi trả cho 6 căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do thực phẩm bẩn. Nếu con số trên chưa làm bạn hình dung được mức độ nguy hiểm của thực phẩm bẩn gây ra thì bạn có thể xem những thông tin dưới đây:

Đây là những con số thống kê mà đại diện hiệp hội ung thư Việt Nam đã công bố vào ngày 26/03/2016. Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng cao nhất trên thế giới. Trong đó nguyên nhân do thực phẩm bẩn phổ biến chiếm tới 35%. Theo thống kê, mỗi ngày có tới 550 ca ung thư mới và 205 người tử vong vì ung thư.

Theo biểu đồ, năm 2000, số người mắc bệnh ung thư còn thấp là 69.000 người/ năm nhưng dự kiến đến năm 2020, con số này có thể tăng lên đến 200.000 người/năm, tăng  gấp 3 lần.

        Với thông điệp “Sức khỏe là vàng” nhưng để bảo vệ sức khỏe giữa thực trạng thực phẩm bẩn phổ biến như hiện nay thì trở thành những người tiêu dùng thông minh là điều rất cần thiết. Để đảm bảo an toàn vệ sinh, dinh dưỡng cho sức khỏe, UBND xã khuyến cáo cho bà con nhân dân trong xã:

        Mua những thực phẩm có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận và kiểm định rõ ràng.

        Chọn nơi cung cấp, nhà sản xuất uy tín, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, không nên mua hàng rẻ, trôi nổi.

        Hướng tới sử dụng các thực phẩm tự nhiên, thực phẩm hữu cơ để phòng tránh hàm lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng nhất.

        Cần phải tự tìm hiểu, cung cấp cho mình những kiến thức về tiêu dùng sạch, sản xuất sạch để có thể áp dụng khi mua thực phẩm cho gia đình mình.

        Khi mà thực trạng thực phẩm bẩn phổ biến ngày càng nhiều thì chúng ta lại càng phải tỉnh táo lựa chọn đúng nguồn thực phẩm, đúng nơi cung cấp, đúng loại để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình cũng như để những người sản xuất không có lương tâm, đặt lợi nhuận hàng đầu không thể tồn tại nữa./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 08 tháng 4 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

            

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng, từ lâu đã trở thành thói quen của người dân, đặc biệt là người dân đô thị bởi các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người lao động, học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình,... Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Thức ăn đường phố nếu mất an toàn thực phẩm từ khâu chế biến đến khâu bảo quản sẽ gây ra mối hiểm họa tiềm ẩn đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính. Vì vậy, người kinh doanh thức ăn đường phố cần phải hiểu biết về pháp luật, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Luật An toàn thực phẩm 2010, Thông tư 30/2012/TT-BYT, ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Theo đó, các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được quy định như sau:

1. Điều kiện về địa điểm của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

- Khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, triển lãm), hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo đảm sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.

2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

- Phải có đủ trang thiết bị dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.

- Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Đồng thời, các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thường thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu  gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

3. Điều kiện con người: Theo Điều 8 của Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định:

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy đinh, phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe phải do cơ quan y tế cấp huyện, quận và tương đương trở lên thực hiện.

Nghiêm cấm người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

4. Nếu vi phạm các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 22, thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế, cụ thể:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm;

b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;

c) Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;

đ) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;

e) Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;

b) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;

c) Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định,

không bảo đảm an toàn;

d) Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm;

đ) Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;

b) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

Vì vậy, khi các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố cần nghiêm túc chấp hành các quy định theo pháp luật và mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông minh để bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 20 tháng 4 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về tầm quan trọng của công tác Vệ sinh An toàn thực phẩm

đối với sức khỏe của con người.

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm để nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ quốc tế.

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến. 

Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.

Mặc dù đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong những năm gần đây, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến, tràn lan, không đúng liều lượng và danh mục cho phép. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai gây mất an toàn thực phẩm và chưa từng hề xin cấp phép giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, gia đình và xã hội thì người tiêu dùng có thể vận dụng một số nguyên tắc bảo đảm VSATTP như: Thường xuyên tìm hiểu những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn; Chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, ngũ cốc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp. Sử dụng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ. Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc để lau khô chén đũa. Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại. Không để lẫn lộn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản. Không dùng thớt cho thịt chín chung với thịt sống. Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn thông qua việc rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến thức ăn. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn. Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn ói, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác. Giữ gìn vệ sinh thật tốt nơi ăn uống và chế biến thực phẩm như phải cách xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm. Nơi ăn phải sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao tránh bụi bẩn, thức ăn sẵn phải có lồng bàn che đậy phòng ruồi nhặng. Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng nên tìm hiểu để biết cách lựa chọn những thực phẩm tươi mới, một số cách lựa chọn thực phẩm an toàn như: Rau, quả: Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như "quá mập", "quá phồng", “quá xanh đậm”. Khi sử dụng, cần nhặt tách riêng từng lá và cọng rau, ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút để hòa tan thuốc bảo vệ thực vật (nếu có). Sau đó, rửa trôi 2-3 lần trước vòi nước chảy hoặc trong chậu nước đầy. Nếu là quả thì nên gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát. Thịt tươi: Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt gia cầm: Có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục. Da kín, lành lặn, không có vết bẩn, vết bầm, mốc meo hoặc vết lạ. Với thịt chế biến sẵn phải thận trọng, chỉ nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Không mua thịt bán ở các sạp, rổ để sát đất vì dễ lây vi khuẩn nhiễm độc thịt. Thịt thủy sản: có màu sắc tự nhiên, sáng, có độ đàn hồi cao. Ngoài ra còn có một số loài thủy sản không tươi có độc tố nguy hiểm như: Độc tố Histamin trong cá biển (nhiều nhất trong cá ngừ, cá thu, cá bạc má, cá ngân…). Độc tố Tetrodotoxin trong cá nóc, bạch tuộc và mực đốm xanh nên khi sử dụng phải chọn thủy sản tươi.

Để đảm bảo các nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng phục vụ người dân, đề nghị mỗi người dân cần chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng như: nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, điều kiện sản xuất … và quan trọng là vấn đề tự ý và đề cao đạo đức của những người sản xuất, kinh doanh, đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng thực phẩm. Nếu mọi người cùng đồng lòng "tẩy chay” các loại thực phẩm kém chất lượng, lựa chọn các thực phẩm tại các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm đã được kiểm định thì sức khỏe của người dân sẽ được đảm bảo, an toàn hơn./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 05 tháng 5 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm"

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương, quốc gia.

          Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2022, BCĐ Vệ sinh ATTP xã Định Hải tuyên truyền đến toàn thể nhân dân về nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm và 1 số biện pháp vệ sinh chủ yếu đề phòng nhiễm bẩn thực phẩm cụ thể như sau:

1.    Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm

- Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
- An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.

Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
            2. Các tác nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm:

- Sự bùng nổ dân số: làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.
- Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.
Từ những tác nhân trên tạo tiền đề cho những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm biểu hiện là những hành vi cẩu thả, thiếu trách nhiệm của bạn có thể gây tội ác không lường trước được.

          3. Những nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm

- Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.

- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.

- Do quá trình chế biến không đúng:

+ Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định.

+ Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.
+ Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.

+ Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.

+ Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.

+ Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.

+ Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.

+ Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.

- Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng

+ Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm.

+ Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.

+ Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.

4. Tác hại ngộ độc thực phẩm

- Nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm các chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính; có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục; có thể sau một thời gian không biết trước sẽ có: ung thư, các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai...

- Bệnh mạn tính: là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ; có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh; có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi.
- Bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.

- Bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn): các triệu chứng trước đây tương đối điển hình và bệnh nhân cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

+ Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả ỉa ra máu), đau bụng.
+ Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.
+ Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu...

Thời gian lành bệnh (đến khi hết triệu chứng nhưng bệnh nhân chưa thể sinh hoạt và làm việc một các bình thường).

+ Với người mắc bệnh bán cấp và cấp tính : 02 ngày - 01 tháng

+ Với người mắc bệnh mạn tính: không khỏi hẳn và thỉnh thoảng tái phát.
Thời gian phục hồi sức khỏe (đã có thể sinh hoat và làm việc một cách bình thường): tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và độ tuổi, thường là:
+ Với người bình thường bị mắc bệnh bán cấp và cấp tính: 01 - 04 tuần với người lớn và trẻ độ tuổi học đường: 01 tháng đến vài tháng với trẻ dưới 7 tuổi và người già.
+ Với người mắc bệnh mạn tính bị tái phát: 01 - 02 tuần trong trường hợp bệnh tái phát có thể chữa được; không xác định được trong trừơng hợp đã thành bệnh nặng.
Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứ chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được. Không loại trừ bất kỳ người nào dù là trẻ em, người lớn, người già yếu, nam hay nữ

5. Biện pháp vệ sinh chủ yếu đề phòng nhiễm bẩn thực phẩm

- Vệ sinh cá nhân.

- Vệ sinh môi trường.

- Vệ sinh nguyên liệu và nguồn nước sạch.

- Vệ sinh dụng cụ chế biến (dao, thớt, đũa, thìa đã tiêp xúc với thực phẩm sống không để tiếp xúc với thực phẩm chín cho ăn trực tiếp).

- Vệ sinh dụng cụ ăn uống: bát, đĩa thìa, cốc... phải được rửa sạch.

- Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý nhiệt về thời gian và nhiệt độ).

- Khám sức khỏe định kỳ nhằm loại rừ các bệnh lân lan (ghẻ, lở, mụn) và các bệnh truyền nhiễm (lao, tả, thương hàn. lỵ...).

- Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử lý thực phẩm, nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực phẩm.

6. Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm:

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
- Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Chọn thực phẩm tươi sạch

Kiểm tra thực phẩm trước khi mua, không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.

2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ

- Nơi ăn uống phải cao ráo, thoáng mát

- Thực phẩm, dụng cụ trước khi chế biến phải được rửa, xử lí sạch sẽ

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

- Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

- Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ.

5. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
- Đậy kỹ thức ăn tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

- Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

- Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn.

- Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

6. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

7. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

8. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

- Không sử dụng sách, báo cũ, bao ni lông màu để gói thức ăn chín.

- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, không thấm chất độc vào thực phẩm.

9. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.

Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

10. Ðể đề phòng các hậu quả xấu của việc ngộ độc thực phẩm

 
- Dùng nước sạch, an toàn để làm đồ uống, chế biến thức ăn và rửa dụng cụ. Ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

- Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn bị ôi thiu và hết hạn, không ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc sản xuất.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn.
- Có chế độ ăn uống, học tập, nghĩ ngơi hợp lý.

Trên đây là bài tuyên truyền về , rất mong các em học sinh thực hiện tốt để đảm bảo sức khoẻ cho chính mình./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 08 tháng 5 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

về cách lựa chọn và sử dụng, bảo quản thực phẩm an toàn

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

An toàn thực phẩm  và việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý  nghĩa  đặc biệt quan trọng trong  chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân;  an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế  - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương.

Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến  ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các  tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những  nơi có nguy cơ cao  để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ  sở kinh  doanh  dịch  vụ thức  ăn  đường  phố, cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè…

Để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không  gây  hại  cho người  tiêu dùng;  đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống; đồng thời,  nâng cao ý thức chấp hành chính sách, pháp luật  về  an  toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh. Vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực  phẩm  như:  nông nghiệp,  thú y,  cơ sở chế biến thực phẩm,  y tế,  tiểu thương và đặc biệt là người tiêu dùng.

Đối với người tiêu dùng:  Trong bữa  ăn  hàng ngày của mỗi gia đình thường dùng một lượng lớn thực phẩm gồm nhiều loại:  từ thịt,  cá,  rau, quả đến các loại đồ ăn chế biến sẵn...Vì vậy, người tiêu dùng  nên chọn mua những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, xem kỹ thời hạn sử dụng, có dấu kiểm nghiệm của Y tế và cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch.  Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.  Nên tránh thực phẩm  đông lạnh  để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kĩ trước khi ăn.  Nấu chín  kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.

3. Ăn ngay sau khi nấu.  Hãy  ăn ngay sau khi vừa nấu xong,  vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.  Muốn  giữ  thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần  phải giữ liên tục nóng trên  60oc hoặc lạnh dưới 10oc.  Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kĩ.  Các  thức  ăn  chín  dùng  lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.

6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn.  Thức ăn đã được  nấu chín có thể  bị  nhiễm  mầm bệnh  do tiếp  xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc  gián tiếp với  các bề mặt bẩn  (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).

7.  Rửa  tay  sạch trước  khi  chế  biến  thức  ăn  và  sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.  Nếu bạn bị nhiễm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.  Do  thức  ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ  bề  mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che  đậy  thực  phẩm  để  tránh  côn  trùng  và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… đó là những cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi,  vị lạ và  không  chứa  mầm bệnh.  Hãy  đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.

Để  đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng:  “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.  Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Ban chỉ  đạo Vệ sịnh ATTP  xã  Định Hải đề  nghị  mọi người,  mọi nhà cần tích cực,  chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực  phẩm  đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 24 tháng 5 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ CÔNG TÁC ĐẢM  BẢO VỆ SINH ATTP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh ATTP.

         Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe của mỗi con người, mà còn ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy; nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh, hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm rất nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, trở thành mối quan tâm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và toàn xã hội hiện nay. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do sử dụng nguồn nước, thức ăn không hợp vệ sinh, thực phẩm không đạt chất lượng.

Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng chống các bệnh do ngộ độc thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị mỗi người dân và từng hộ gia đình trên địa bàn xã thực hiện tốt một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể như sau:

* Đối với nhân dân

- Rửa tay trước khi ăn, uống nước đã đun sôi để nguội hoặc đã qua thiết bị tinh lọc; thức ăn chín để quá bữa, quá giờ phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 100C, trước khi ăn phải được hâm lại kỹ; thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập. Thức ăn để sau 3 ngày mà không được bo qun lnh dưới 100C thì không nên ăn vì không còn giá trị dinh dưỡng, rất dễ có nguy cơ lên men, tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc.

- Các dụng cụ chế biến thực phẩm như: dao, thớt, đũa, thìa, que gắp cần phải được khử trùng trước khi chế biến thực phẩm; rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

- Khi đi mua hàng cần chú ý xem hạn sử dụng của thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng chai, đóng hộp như: rượu, bia, sữa tươi, nước giải khát… không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn sử dụng

- Đối với các bậc phụ huynh có con, em trong độ tuổi đi học cần phải nhắc nhở con, em mình thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời nhắc nhở các cháu không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường, không đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

         * Đối với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, cần thực hiện tốt một số việc sau:

Thứ nhất là: Cần lựa chọn kỹ các loại thực phẩm trước khi chế biến cho khách. Thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không được sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng để chế biến thức ăn. Không sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng. Nghiêm cấm việc sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục được phép sử dụng.

Thứ 2: Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu có vết thương ở tay, cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước trước khi chế biến thức ăn.

Thứ 3: Tủ đựng dụng cụ chế biến thức ăn cần được lau rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng vào việc chế biến và bảo quản thức ăn. Bàn ghế, các khu vực bên trong, bên ngoài quán cần phải lau và quét dọn thường xuyên đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh.

* Đối với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống:

- Mua nguồn thực phẩm phải qua chứng nhận kiểm dịch đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan Y tế, Thú y; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, biến đổi chất.

- Các cơ sở kinh doanh động vật tươi sống không được phép bán các loại động vật chưa được kiểm chứng của cơ quan thú y ra bên ngoài; giữ gìn vệ sinh nơi sơ chế thực phẩm.

Trên đây là một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh các bệnh ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Khi phát hiện các cơ sở kinh doanh không đảm bảo vệ sinh ATTP, đề nghị các tổ chức, công dân thông báo ngay cho Trạm y tế hoặc UBND xã để có biện pháp phối hợp xử lý kịp thời./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 04 tháng 6 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về nguyên nhân gây mất VSAT thực phẩm

và giải pháp đảm bảo VSATTP cho sức khỏe con người.

 

 

         Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh ATTP.

         Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe của mỗi con người, mà còn ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy; nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh, hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm rất nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

         Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, và bảo vệ môi trường sống. Vì vậy, mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

           * Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

          - Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

         - Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: hàn the, màu công nghiệp, đặc biệt là phẩm Sudan,…

         - Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…                                                           

         - Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

         - Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

         - Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hạt dẻ bị mốc.

         - Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

          Để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, BCĐ Vệ sinh ATTP xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân trong xã cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh ATTP như sau:

         1. Chọn thực phẩm tươi sạch

          - Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ.

Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.

         - Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.

         - Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.

         - Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.

         - Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.

          - Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.

         2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

          - Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.

         - Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.                                                                                     

         - Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.

         - Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.

          - Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.

         3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

         - Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

          - Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.

         - Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

         - Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.

         - Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.

         - Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.

          - Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm.

           - Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.

          4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ

          - Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.

           - Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng.

           - Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.

          - Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …           

          5. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

           - Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

           - Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

          6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

           - Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.

          - Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.

          - Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

          - Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.

           - Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

           - Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

            - Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.

           - Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.

            - Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

          7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

           - Giáo viên chăm sóc trẻ  cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

          - Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.

          - Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.

          - Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

          - Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.

           - Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.                                                   

          8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

          - Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, nước sông, nước suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

          - Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.

           - Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy.

          - Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

           9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

           - Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.

            - Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.

            - Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.

           10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

           - Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

            - Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.

         Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn. Vì vậy, bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình cần chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình./.                                                      

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 18 tháng 6 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM

TẠI ĐÁM HIẾU, HỶ

 

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong đám hiếu, hỷ thực chất là bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống phục vụ đám hỷ, bảo đảm san toàn thực phẩm tại các bữa tiệc ăn uống trong các đám hiếu. Đây là công việc phức tạp, khó khăn đòi hỏi  sự nổ lực tham gia của khong chỉ của các ngành chức năng mà còn cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia chủ, cơ sở cung cấp nguyên liệu, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống và của cả của những người tham gia trong đám hiếu, hỷ.

Nguyên tắc bảo đảm ATTP trong các đám hiếu, đám hỷ:

1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức đám hiếu, hỷ.

2. Cung cấp dịch vụ ăn uống, tổ chức các bữa tiệc ăn uống trong đám hiếu, hỷ là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ ăn uống, tổ chức các bữa tiệc ăn uống trong đám hiếu, hỷ phải cam kết chịu trách nhiệm về ATTP do mình chế biến.

3. Bảo đảm ATTP trong tổ chức đám hiếu, hỷ dựa trên những quy định hiện hành về bảo  đảm ATTP đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống.

4. Các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong tổ chức đám hiếu, hỷ phải được thực hiện trong suốt quá trình chế biến, bảo quản và ăn uống.

Cung cấp dịch vụ ăn uống, tổ chức các bữa tiệc ăn uống trong đám hiếu, hỷ dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng các nội dung thống nhất  kiểm soát bảo đảm ATTP trong đám hiếu, hỷ là:

- Kiểm soát điều kiện ATTP trong quá trình chế biến, bảo quản thức ăn: Các nhóm điều kiện cần phải bảo đảm là:Điều kiện về địa điểm cơ sở, điều kiện veef dụng cụ thiết bị và điều kiện về con người.

- Kiểm soát nguyên liệu và sơ chế nguyên liệu: Kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu chế biến thức ăn, an toàn thực phẩm của nguyên liệu.

- Kiểm soát khâu chế biến, nấu nướng thức ăn: Chú ý quy trình chế biến, nấu nướng, bảo quản thức ăn tránh bị ô nhiễm chéo, thực hiện các quy định thanh trùng, tiệt trùng thức ăn.

- Kiểm soát chặt chẽ khâu bảo quản thực phẩm, bảo quản thức ăn: Chú ý điều kiện bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chế biến sơ bộ, thức ăn sau chế biến, thời gian bảo quản thực phẩm, thức ăn để bảo đảm không bị ô nhiễm thứ cấp.

- Kiểm soát ATTP khâu vận chuyển( nếu thức ăn chuyển từ nơi khác đến khu vực ăn uống của người tham gia): Chú ý điều kiện bảo quản thực phẩm của phương tiện vận chuyển, thời gian vận chuyển thực phẩm từ lúc nấu xong đến lúc ăn uống.

- Kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm khu vực nhà ăn uống: Khu vực nhà ăn uống phải đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm( địa điểm ăn uống, phòng chống côn trùng, bàn ghế, dụng cụ chứa thức ăn…) nước sạch rửa tay….

- Phòng chống ô nhiễm thứ cấp: Chú ý phòng chống ô nhiễm thứ cấp ở khâu chế biến, bảo quản do thực hành vệ sinh của người tham gia chế biến và trang thiết bị chế biến, bảo quản thức ăn.

- Kiểm soát nhiệt độ bảo quản nguyên liệu và thực phẩm đã qua chế biến: Chú ý kiểm soát nguyên liệu thô, các loại thực phẩm không cần nấu chín, kỹ, các thực phẩm ăn ngay sau khi chế biến phải được lưu giữ ngay trong buồng riêng của thiết bị làm lạnh, với nhiệt độ phù hợp.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 06 tháng 7 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong

sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, và hướng dẫn quy định cấp giấy chứng nhận

 nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm.

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Thực hiện theo thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 14/2/2017 của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Hóa về việc hướng dẫn xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm nguồn gốc xuất xứ nông, lâm, thủy sản thuộc quyền quản lý của UBND cấp xã.

UBND xã Định Hải hướng dẫn cho bà con về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ và quy định về cấp nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc nông, lâm, thủy sản cụ thể như sau:

I. Về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất.

1. Đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ.

- Địa điểm sản xuất không nằm trong vùng bị cảnh báo ô nhiễm, không bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn.

- Nguồn nước tưới không ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm. Không sử dụng nước bị ô nhiễm, nước thải để rửa, sơ chế sản phẩm.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc; đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.

- Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông; Sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.

- Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người sản xuất được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom trong các vật chứa kín, đúng nơi quy định để chờ xử lý hoặc tiêu hủy tránh gây ô nhiễm cho sản phẩm và khu vực sản xuất.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

 2. Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ.

- Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

- Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y.

- Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y, cán bộ khuyến nông.

- Người chăn nuôi được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

3. Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ (theo Điều 6 Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT)

- Bảo đảm các điều kiện về địa điểm, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm.

- Sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

        - Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản. Không sử dụng chất thải của động vật và của con người để nuôi thủy sản.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến nông.

- Nước ao nuôi phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi. Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Thủy sản nuôi khi thu hoạch phải được bảo quản, vận chuyển bằng thiết bị, dụng cụ phù hợp, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người nuôi trồng thủy sản được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

II. Về cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

        1. Định nghĩa về cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nông lâm thủy sản; là nơi ban đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, trừ các trường hợp sau: Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

2. Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ khi đã sản xuất và có sản phẩm lưu thông buôn bán trên thị trường đều phải thực hiện cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và kê khai thông tin về nguồn gốc xuất xứ của từng loại sản phẩm đề nghị UBND xã cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ.

Tất cả các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đều phải thực hiện kê khai và đề nghị cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo cho quá trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 12 tháng 7 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về tác hại của hàn the và phụ gia thực phẩm thay thế hàn the trong

chế biến thực phẩm

        

            Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Trước kia, Hàn the được coi là phụ gia trong chế biến thực phẩm, thường được dùng bảo quản và tạo độ dai giòn cho thực phẩm. Tuy nhiên hàn the lại là một chất độc hại đối với sức khỏe con người và đã bị cấm sử dụng. Vì vậy để có thực phẩm an toàn, người chế biến thực phẩm cần biết đến những phụ gia khác là Polyphos S và PDP.

        1. Tác hại của hàn the

        Hàn the là chất bị Bộ Y tế cấm sử dụng làm chất phụ gia trong chế biến thực phẩm. Loại chất này được sử dụng để làm bánh mướt, giò chả, nem chua, bún, phở với mục đích tạo tính dai, giòn, độ ngon và làm cho thực phẩm lâu hỏng.

        Hàn the còn giúp bảo quản cá, tôm, thịt tươi lâu. Tên hóa dược của hàn the là Borax. Borax được sử dụng trong các loại chất tẩy rửa, xà phòng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu, dùng làm men thủy tinh, men gốm và làm cứng đồ gốm sứ. Thế nhưng, hiện nay, hàn the lại đang được sử dụng rộng rãi trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

        Theo ý kiến của các bác sỹ chuyên ngành "Khi sử dụng thực phẩm có hàn the, loại chất này sẽ đào thải qua nước tiểu 81%, qua mồ hôi 3%, số còn lại tích luỹ trong cơ thể, tập trung ở mô mỡ, mô thần kinh, gây tác hại rất lớn đối với sức khoẻ như: Gây thoái hóa tế bào gan, ung thư, thoái hoá cơ quan sinh dục, teo tinh hoàn. Đối với phụ nữ có thai có sử dụng thực phẩm chứa hàn the, loại chất này còn được đào thải qua sữa và nhau thai, gây nhiễm độc thai nhi.

        Ngoài gây độc, hàn the còn cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, gây nên hiện tượng khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi và suy dinh dưỡng. Hàn the cũng gây ức chế quá trình hoạt động của men tiêu hoá, làm trơ các lớp xốp trên bề mặt dạ dày và màng ruột. Nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the lâu ngày, tác hại sẽ tăng dần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, đặc biệt là đối với trẻ em"

        Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính chỉ với 15 gram và tỉ lệ tử vong do ngộ độc cấp tính khoảng 50%.

         2. Phụ gia thực phẩm thay thế hàn the

        - Phụ gia thực phẩm an toàn (TPAT) Polyphos S

        Để thay thế hàn the, hiện nay có các phụ gia là Polyphos S và axit sorbic nhập từ Đức, Thái Lan… Theo tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO), dùng phụ gia TPAT trong dăm bông thích hợp với 1 gam cho 1 kg sản phẩm, 2-5 gam cho 1 kg thịt. Dùng phụ gia TPAT không cần dùng thịt nóng, thậm chí dùng thịt đã qua bảo quản đông lạnh, chất lượng giò chả vẫn thơm ngon và an toàn khi bảo quản lạnh ở 0-4 độ C trong suốt 90 ngày.

        Phụ gia PDP

        Năm 1998, Phòng Polyme Dược phẩm - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, chiết suất thử nghiệm chất phụ gia PDP. Đây là chất phụ gia dạng bột, có nguồn gốc thiên nhiên, sử dụng từ vỏ tôm, không độc, dùng an toàn cho người. PDP hoà tan trong nước, kháng nấm nên có thể bảo quản thực phẩm khỏi bị chua, thiu thối, tăng cường độ dai, giòn cho thực phẩm.

        Qua khảo sát tại các cơ sở chế biến thực phẩm như Công ty Vissan, làng giò chả Uy Nỗ (Đông Anh), làng bánh cuốn Thanh Trì, cơ sở chế biến nước ép quả Đồng Nai… cho kết quả tốt, bảo đảm độ dai, giòn, bảo quản thực phẩm dài ngày hơn cả hàn the.

Ngày 2/12/2003 Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm Việt Nam đã cho phép sản xuất và lưu hành PDP trên toàn quốc theo hồ sơ công bố số 4377-2003/BTCYT.

        So sánh 3 mẫu đối chứng trên bánh phở cho thấy, mẫu không sử dụng phụ gia bảo quản thì thực phẩm bị hỏng trong vòng 1 ngày, mẫu thứ 2 có thêm hàn the thì được 2 ngày, mẫu thứ 3 có chất PDP thì khả năng sử dụng thực phẩm được lâu hơn mà chất lượng gần như không thay đổi.

        PDP có tác dụng giống như hàn the, làm tăng độ giòn, dai, sựt, mùi vị và màu sắc của thực phẩm. Nó còn giúp bảo quản tốt thức ăn và kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Đặc biệt, PDP có khả năng loại bỏ các kim loại nặng độc hại trong đồ uống giải khát.

        PDP có thể dùng cho các loại thực phẩm thuộc:

        - Nhóm thịt như giò, chả, thịt hộp, nem chua…

        - Nhóm tinh bột: Bún, bánh cuốn, bánh phở, bánh đa nem, bánh su sê…

        - Nước giải khát, kem, sữa chua.

        - Các loại bánh quy, bánh gatô kem.

        - Vỏ bao cho thực phẩm nguội như xúc xích, lạp xưởng…

        Kết quả thử nghiệm trên động vật cũng cho thấy PDP không gây độc tính cấp và độc tính tích luỹ, không gây dị ứng, không ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể, trọng lượng gan, chức năng của gan, thận, lách, cơ quan tạo máu, cơ năng tim, các chỉ tiêu sinh hóa trong máu và nước tiểu.

        Không những thế, nó còn có lợi cho quá trình chuyển hóa protein ở động vật thực nghiệm. Kết quả thử nghiệm lâm sàng khẳng định bột PDP an toàn cho con người khi được dùng theo đường uống.

        Nên là lựa chọn hàng đầu của người chế biến thực phẩm

        Chất PDP có hai loại (dạng bột và dạng tan trong nước), được đóng gói nhỏ theo tỷ lệ tương đương với trọng lượng thực phẩm. Cách sử dụng phụ gia này rất đơn giản, chỉ cần rắc bột theo hàm lượng quy định vào thực phẩm, trộn đều và chế biến như bình thường.

        Tuy nhiên, người dùng cần chú ý sử dụng ngay sau khi mở vì nếu để lâu, bột PDP sẽ hút ẩm và mất chất. PDP có thời hạn sử dụng trong 3 năm nếu được đóng gói kín. Giá thành tương đối, phù hợp với người tiêu dùng.

        Hiện nay, phụ gia PDP đã được Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm Việt Nam cho phép sản xuất và lưu hành trên toàn quốc. Sản phẩm đang được sử dụng trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thực phẩm ở làng nghề truyền thống tại Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai…

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 01 tháng 8 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về quy định điều kiện kinh doanh đảm bảo ATTP tại chợ Hôm

        

            Kính thưa toàn thể nhân dân!

       Thực hiện theo kế hoạch xây dựng xã đảm bảo an toàn thực phẩm. Để đảm bảo các hoạt động kinh doanh, buôn bán, lưu thông, bảo quản, sơ chế, chế biến.... thực phẩm tại chợ Hôm theo quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện các hoạt động lưu thông, buôn bán tại Chợ cần thực hiện một số nội dung sau:

1. Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm: bao gồm tất cả các cơ sở đang hoạt động kinh doanh các mặt hàng thực phẩm như: rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm, kinh doanh hàng tạp hóa, các mặt hàng thủy hải sản…. Thực phẩm kinh doanh trong Chợ phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được thể hiện bằng hóa đơn mua hàng, phiếu xuất hàng hoặc sổ ghi chép nguồn gốc thực phẩm....không bán thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, thực phẩm giả, thực phẩm đã quá hạn sử dụng, chất lượng không bảo đảm.

Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải ký cam kết với UBND xã về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh, tham gia tập huấn và được cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm(giấy cam kết có hiệu lực 3 năm, sau 3 năm phải xin cấp lại).

Ngoài ra người tham gia kinh doanh thực phẩm phải có giấy khám sức khỏe định kỳ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp, những người bị mắc các bệnh truyền nhiễm thì không được phép tiếp xúc với thực phẩm(giấy khám sức khỏe chỉ có hiệu lực 01 năm, sau 01 năm phải đi khám lại).

Riêng với cơ sở kinh doanh hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, hiện nay trên địa bàn xã đã có 6/8 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, yêu cầu 02 hộ còn lại hoàn thiện các hồ sơ thủ tục pháp lý trong kinh doanh, bổ sung cơ sở vật chất còn thiếu, trong quá trình mua bán phải có sổ ghi chép để truy xuất nguồn gốc khi cần kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm, dụng cụ sử dụng để pha lóc phải làm từ vật liệu chống gỉ, sản phẩm thịt gia súc, gia cầm khi lưu thông phải có sự kiểm soát và chứng nhận ATTP của cơ quan thú y.

Hàng thực phẩm đã qua chế biến phải được bảo quản trong tủ kính, tủ bảo ôn hoặc che đậy, bao gói hợp vệ sinh; phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi đầy đủ trên bao, gói sản phẩm.

Yêu cầu các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ, thực phẩm phải được bày bán trên sạp, bàn hoặc chứa đựng bằng các vật dụng khác không được để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất, nguồn gây ô nhiễm.... đảm bảo vệ sinh ATTP.

2. Đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm

Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: là cơ sở sản xuất ban đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư và trừ các trường hợp cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) thì không phải thực hiện kê khai.

UBND xã thông báo một số loại thực phẩm hiện nay trên địa bàn xã đang sản xuất cần phải kê khai nguồn gốc xuất xứ như: Các loại ngũ cốc, rau, củ, quả, các loại thịt gia súc, gia cầm, trứng; mật ong, tôm, cua, ốc, cá......

Nếu các cơ sở đang sản xuất các thực phẩm nêu trên, mỗi sản phẩm muốn đưa ra Chợ hoặc lưu thông buôn bán thì người tham gia sản xuất đều phải thực hiện ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn với UBND xã, thực hiện kê khai nguồn gốc xuất xứ cho từng loại thực phẩm và sau khi kê khai các cơ sở sẽ được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường. Thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ UBND xã đã ủy quyền lại cho đồng chí Trưởng thôn để thuận tiện cho bà con nhân dân thực hiện cam kết và kê khai từng loại thông tin sản phẩm ./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 20 tháng 8 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về công tác vệ sinh ATTP  trong dịp Tết Trung thu năm 2022

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

        Tết Trung thu đang đến gầnvào dịp Tết Trung thu, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, nước giải khát của người tiêu dùng tăng cao. Nguy cơ xuất hiện các loại sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, hàng giả, sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ trà trộn, lưu thông trên thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng. BCĐ Vệ sinh ATTP xã Định Hải tuyên truyền đến toàn thể nhân dân trong xã và người tiêu dùng về nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm và các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu cụ thể như sau:

I. Một số nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm

1. Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao. Vì vậy, vào dịp Tết Trung thu năm nào cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất loại bánh này. Phần lớn các cơ sở có tên tuổi đều đảm bảo được quy định sản xuất an toàn cho các loại bánh. Tuy nhiên một số cơ sở SX nhỏ lẻ, thủ công đã cố ý hoặc vô ý sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không đảm bảo, cơ sở sản xuất chật hẹp, nhân viên không được khám sức khỏe và nặn bánh trực tiếp bằng tay.

2. Nhằm vào thị hiếu của trẻ em, nhiều cơ sở sản xuất các loại bánh hình các con vật, nhiều màu sắc từ các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế, gây độc hại cho người ăn. Nguyên liệu làm nhân bánh Trung thu thường có trứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xườn... là những thứ dễ bị ô nhiễm và cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi, phát triển.

3. Tình trạng sản xuất bánh Trung thu giả vẫn đang tồn tại, giả cả về nhãn mác, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và kiểu dáng công nghiệp.... Một số cơ sở sản xuất bánh Trung thu chỉ ghi hạn sử dụng mà không ghi ngày sản xuất, nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Với bánh dẻo, trung bình hạn dùng chỉ từ 8-10 ngày, với bánh nướng hạn dùng có thể từ 20-30 ngày.

4. Trên thị trường đã xuất hiện bánh Trung thu của Trung quốc, tuy các loại bánh trung thu không đảm bảo ăn vào không gây ngộ độc cấp, nhưng ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan nội tạng như gan, thận, đường tiêu hóa nói chung. Nguy hiểm nhất là người ăn không nhận biết được hậu quả của nó, ăn vẫn thấy ngon, chưa cảnh giác với các yếu tố độc hại có thể có như chất bảo quản, phẩm màu độc hại, sự hư hỏng biến chất từ bên trong sản phẩm.

II. Một số biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Thứ nhất là: Người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không nên ham rẻ mà mua những sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ.

- Thứ hai: Người tiêu dùng nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra kỹ nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng.

- Thứ ba: Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và che đậy cẩn thận, tránh bụi bẩn và côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định ghi trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

- Thứ tư: Rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh. Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.

          - Thứ 5: Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống, đề nghị mọi người phải nhanh chóng đến trạm Y tế xã để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng khi mua sản phẩm về đến lúc sử dụng cần phải quan sát kỹ màu sắc bên trong và mùi vị đặc trưng của bánh. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường thì phải  báo cáo ngay với BCĐ Vệ sinh ATTP và trạm y tế xã để đề phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thị trường bánh trung thu trong dịp Tết Trung thu thì người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng mang tính quyết định. Vì vậy, mỗi người tiêu dùng hãy trở thành  Người tiêu dùng thông thái, biết cách chọn mua bánh Trung thu và sử dụng bánh Trung thu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để mọi người, mọi gia đình cùng đón Tết Trung thu vui vẻ, an lành và đầm ấm ./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 07 tháng 9 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong

sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, và hướng dẫn quy định cấp giấy chứng nhận

 nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm.

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Thực hiện theo thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 14/2/2017 của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Hóa về việc hướng dẫn xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm nguồn gốc xuất xứ nông, lâm, thủy sản thuộc quyền quản lý của UBND cấp xã.

UBND xã Định Hải hướng dẫn cho bà con về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ và quy định về cấp nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc nông, lâm, thủy sản cụ thể như sau:

I. Về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất.

1. Đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ.

- Địa điểm sản xuất không nằm trong vùng bị cảnh báo ô nhiễm, không bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn.

- Nguồn nước tưới không ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm. Không sử dụng nước bị ô nhiễm, nước thải để rửa, sơ chế sản phẩm.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc; đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.

- Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông; Sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.

- Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người sản xuất được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom trong các vật chứa kín, đúng nơi quy định để chờ xử lý hoặc tiêu hủy tránh gây ô nhiễm cho sản phẩm và khu vực sản xuất.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

 2. Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ.

- Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

- Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y.

- Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y, cán bộ khuyến nông.

- Người chăn nuôi được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

3. Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ (theo Điều 6 Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT)

- Bảo đảm các điều kiện về địa điểm, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm.

- Sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

        - Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản. Không sử dụng chất thải của động vật và của con người để nuôi thủy sản.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến nông.

- Nước ao nuôi phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi. Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Thủy sản nuôi khi thu hoạch phải được bảo quản, vận chuyển bằng thiết bị, dụng cụ phù hợp, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người nuôi trồng thủy sản được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

II. Về cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

        1. Định nghĩa về cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nông lâm thủy sản; là nơi ban đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, trừ các trường hợp sau: Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

2. Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ khi đã sản xuất và có sản phẩm lưu thông buôn bán trên thị trường đều phải thực hiện cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và kê khai thông tin về nguồn gốc xuất xứ của từng loại sản phẩm đề nghị UBND xã cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ.

Tất cả các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đều phải thực hiện kê khai và đề nghị cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo cho quá trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 18 tháng 9 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

          Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp người ta hoạt động và làm việc. Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe doạ.

          Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, xúc xích, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

          Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

          Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

          Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

          1. Đối với tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật

          Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

          Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

          Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

          * Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

          - Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

          - Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm màu Sudan,…

          - Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

          - Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

          - Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

          - Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.

          - Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

          2. Một số giải pháp:

          - Về phía người tiêu dùng: Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên là người tiêu dùng thông minh bà con nhân dân cần quan tâm đến một số thông tin về nguồn gốc sản phẩm như:

          + Thương hiệu

          + Thời hạn sử dụng

          + Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng.

          + Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.

          - Về phía nhà cơ sở sản xuất: phải tuân thủ những quy định pháp luật về VSATTP, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý, để tạo ra được sản phẩm đảm bảo có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho người tiêu dùng.

          + Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

          Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 09 tháng 10 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về tác hại, thiệt hại khi lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV trong trồng trọt.

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

        Hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, thì nó cũng là con dao 2 lưỡi dẫn đến những hậu họa khôn lường, nhất là đối với sức khỏe con người và môi trường nếu chúng ta lạm dụng và sử dụng thuốc BVTV không đúng cách.

        Việc lạm dụng thuốc BVTV đem lại những hệ lụy tiêu cực, không những ảnh hưởng tới sức khỏe người sản xuất trong quá trình tiếp xúc mà việc tồn dư thuốc trên nông sản còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, gây mất cân bằng môi trường sinh thái, diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn. Dùng thuốc không đúng kỹ thuật, sẽ nhanh chóng tạo nên tính kháng thuốc của sâu bệnh. UBND xã khuyến cáo bà con về một số tác hại khi lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV trong trồng trọtthực hiện nguyên tắc “3 không, 4 đúng”  trong trồng trọt để hạn chế tình trạng ngộ độc ATTP. Cụ thể:

        1. Tác hại Đối với người sản xuất:

        - Bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng

        - Bị nhiễm độc trong quá trình tiếp xúc với thuốc

        - Bị công khai trên các thông tin đại chúng

        2. Tác hại Đối với người tiêu dùng:

        + Bị ngộ độc cấp tính như: gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp….có thể dẫn đến tử vong.

        + Bị ngộ độc mãn tính:

        - Ảnh hưởng đến sức chức năng sinh sản, giới tính.

        - Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

        - Ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa

        - Gây suy yếu hệ miễn dịch

        - Bị ung thư và các bệnh nan y khác

         3. Nguyên tắc “3 không, 4 đúng”

        - Ba không: Không sử dụng chất cấm trong trồng rau; Không sử dụng thuốc BVTV, hóa chất ngoài danh mục; Không sử dụng thuốc BVTV, hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ.

        - Bốn đúng: Đúng thuốc(sâu bệnh nào thuốc nấy, xác định đúng sâu, bệnh để sử dụng đúng thuốc); Đúng lúc(thuốc để trị sâu, bệnh chỉ đạt hiệu quả cao khi sử dụng đúng thời điểm); Đúng liều lượng, nồng độ(theo liều lượng, nồng độ ghi trên nhãn bao bì hoặc hướng dẫn của cán bộ chuyên môn); Đúng cách(sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch).

        Để đảm bảo vệ sinh ATTP trong trồng trọt, chung tay bảo đảm an toàn thực phẩm vì một nền nông nghiệp bền vững, người tham gia sản xuất cần nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành các quy định của nhà nước trong sản xuất, tránh tư tưởng trồng rau 2 luống, nuôi lợn 2 chuồng, lấy lợi ích kinh tế làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng và người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông minh, nên lựa chọn các thực phẩm có rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn để sử dụng./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 23 tháng 10 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM  BẢO VỆ SINH AN TOÀN TP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh ATTP.

         Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe của mỗi con người, mà còn ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy; nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh, hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm rất nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, trở thành mối quan tâm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và toàn xã hội hiện nay. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do sử dụng nguồn nước, thức ăn không hợp vệ sinh, thực phẩm không đạt chất lượng.

Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng chống các bệnh do ngộ độc thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị mỗi người dân và từng hộ gia đình trên địa bàn xã thực hiện tốt một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể như sau:

* Đối với nhân dân

- Rửa tay trước khi ăn, uống nước đã đun sôi để nguội hoặc đã qua thiết bị tinh lọc; thức ăn chín để quá bữa, quá giờ phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 100C, trước khi ăn phải được hâm lại kỹ; thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập. Thức ăn để sau 3 ngày mà không được bo qun lnh dưới 100C thì không nên ăn vì không còn giá trị dinh dưỡng, rất dễ có nguy cơ lên men, tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc.

- Các dụng cụ chế biến thực phẩm như: dao, thớt, đũa, thìa, que gắp cần phải được khử trùng trước khi chế biến thực phẩm; rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

- Khi đi mua hàng cần chú ý xem hạn sử dụng của thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng chai, đóng hộp như: rượu, bia, sữa tươi, nước giải khát… không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn sử dụng

- Đối với các bậc phụ huynh có con, em trong độ tuổi đi học cần phải nhắc nhở con, em mình thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời nhắc nhở các cháu không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường, không đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

         * Đối với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, cần thực hiện tốt một số việc sau:

Thứ nhất là: Cần lựa chọn kỹ các loại thực phẩm trước khi chế biến cho khách. Thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không được sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng để chế biến thức ăn. Không sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng. Nghiêm cấm việc sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục được phép sử dụng.

Thứ 2: Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu có vết thương ở tay, cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước trước khi chế biến thức ăn.

Thứ 3: Tủ đựng dụng cụ chế biến thức ăn cần được lau rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng vào việc chế biến và bảo quản thức ăn. Bàn ghế, các khu vực bên trong, bên ngoài quán cần phải lau và quét dọn thường xuyên đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh.

* Đối với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống:

- Mua nguồn thực phẩm phải qua chứng nhận kiểm dịch đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan Y tế, Thú y; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, biến đổi chất.

- Các cơ sở kinh doanh động vật tươi sống không được phép bán các loại động vật chưa được kiểm chứng của cơ quan thú y ra bên ngoài; giữ gìn vệ sinh nơi sơ chế thực phẩm.

Trên đây là một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh các bệnh ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Khi phát hiện các cơ sở kinh doanh không đảm bảo vệ sinh ATTP, đề nghị các tổ chức, công dân thông báo ngay cho Trạm y tế hoặc UBND xã để có biện pháp phối hợp xử lý kịp thời./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 05 tháng 11 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

  

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Như chúng ta đã biết, thực phẩm tươi sống nếu không đảm bảo vệ sinh thú y có nhiều nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, gây mất vệ sinh ATTP. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, các cơ sở giết mổ, kinh doanh thực phẩm giết mổ cần chấp hành các quy định đảm bảo vệ sinh thú y, cụ thể như sau:

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm 2010, Luật Thú y 2015 Quy định:

1. Địa điểm sản xuất:

+ Toàn bộ khu vực giết mổ và khu vực phụ trợ phải nằm tách biệt với các nguồn ô nhiễm như nhà vệ sinh của gia đình và các hộ xung quanh, chuồng nuôi động vật, bệnh viện, nghĩa trang... nhằm tránh bị ô nhiễm cho sản phẩm.

+ Không bị đọng nước, ngập nước.

2. Kết cấu nhà xưởng, bố trí sản xuất:

+ Kết cấu vững chắc, phù hợp với quy mô giết mổ động vật.

+ Khu vực sản xuất được bố trí phù hợp với quy trình giết mổ động vật để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chéo, thuận lợi cho hoạt động giết mổ động vật và làm vệ sinh.

+ Nơi nuôi giữ động vật chờ giết mổ phải có đủ diện tích, có mái che, nền sàn được làm bằng các vật liệu bền nhẵn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; bảo đảm cung cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm uống.

+ Khu vực giết mổ: Mái hoặc trần được làm bằng vật liệu bền; Tường phía trong được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng; chân tường, nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây tròn hay ốp nghiêng; Sàn: Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn;

+ Đối với cơ sở giết mổ gia súc: Có móc treo hoặc giá đỡ bảo đảm thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m; nếu lấy phủ tạng trên bệ mổ, bệ phải cao hơn sàn ít nhất 0,4m; nơi làm sạch lòng, dạ dày phải tách biệt với nơi để tim, gan, thận và thịt để tránh làm vấy nhiễm chéo.

+ Đối với cơ sở giết mổ gia cầm: Trang thiết bị cho việc lấy phủ tạng khỏi thân thịt sao phải bảo đảm thân thịt và phủ tạng không được tiếp xúc trực tiếp với nền sàn.

3. Trang thiết bị sản xuất:

+ Có đủ trang thiết bị phục vụ việc giết mổ, chứa đựng, pha lóc và vận chuyển gia súc, gia cầm và thịt gia súc, gia cầm; được thiết kế, chế tạo phù hợp, bảo đảm an toàn thực phẩm và trong tình trạng vệ sinh, bảo trì tốt.

+ Bề mặt các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được làm bằng vật liệu bền, nhẵn, không thấm nước, dễ làm sạch, không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.

4. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị:

+ Sử dụng chất tẩy rửa có nhãn mác rõ ràng;

+ Khu vực giết mổ phải được vệ sinh, thu gom chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ và định kỳ khử trùng, tiêu độc;

+ Dao và dụng cụ cắt thịt được bảo quản ở nơi quy định trong cơ sở giết mổ; được rửa sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng.

5. Người trực tiếp sản xuất, vệ sinh công nhân:

+ Phải có Giấy xác nhận về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da trong danh mục do Bộ Y tế quy định không được trực tiếp tham gia giết mổ động vật.

+ Được phổ biến, hướng dẫn về thực hành quy trình giết mổ động vật bảo đảm vệ sinh thú y.

+ Thực hiện yêu cầu vệ sinh cá nhân trong cơ sở giết mổ như mang bảo hộ lao động, không mang trang sức, ăn uống, khạc nhổ và rửa tay bằng xà phòng…trong khu vực giết mổ.

6. Nguyên liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất thực phẩm:

+ Nước sử dụng: Nguồn nước cung cấp cho tất cả các hoạt động giết mổ như làm sạch và vệ sinh phải đủ về số lượng, nhiệt độ và áp suất; Nước sử dụng cho các hoạt động giết mổ và làm sạch được lấy từ nguồn nước máy hoặc giếng đào, giếng khoan. Giếng phải bảo đảm: Giếng đào không bị ngập lụt vào mùa mưa, thành giếng cao hơn mặt đất ít nhất 0,5m, có nắp đậy; giếng khoan cách xa nguồn gây ô nhiễm như chuồng nuôi động vật, bãi chôn lấp rác, nơi xử lý phân gia súc, gia cầm.

+ Động vật đưa vào giết mổ: Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 09

7. Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải:

+ Có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại.

+ Biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường như sau: (1)Thùng đựng phế phụ phẩm có nắp đậy, được thu dọn thường xuyên sau giết mổ; (2) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn bằng một trong các hình thức: Hầm biogas, hố sinh học, bể hoại, bể lắng; (3) Rãnh thoát nước thải phải có nắp đậy và bảo đảm thoát hết nước cần thải sau hoạt động giết mổ hàng ngày.

8Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, ATTP:

+ Thực hiện quy trình giết mổ bao gồm trình tự, thao tác từ khi gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, cạo/đánh lông, rửa, lột phủ tạng, làm sạch, pha lóc đúng kỹ thuật, bảo đảm an toàn thực phẩm, không bị lây nhiễm chéo vào thân thịt.

+ Có nhân viên Thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

+ Tất cả thân thịt, phủ tạng đạt yêu cầu vệ sinh thú y được đóng dấu kiểm soát giết mổ và các sản phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh thú y được xử lý theo quy định.

9. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc:

+ Có sổ ghi chép nguồn gốc, số lượng gia súc, gia cầm được đưa vào cơ sở để giết mổ.

+ Có sổ ghi chép số lượng thịt gia súc, gia cầm; tên, địa chỉ hộ kinh doanh được cung cấp thịt gia súc, gia cầm./.

Để đảm bảo vệ sinh ATTP đối với thực phẩm tươi sống, các cơ sở giết mổ, kinh doanh phải tuân thủ các điều kiện theo quy định để tránh nguy cơ gây bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 22 tháng 11 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

            Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về tác hại, thiệt hại khi lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV trong trồng trọt.

 

        Kính thưa toàn thể nhân dân!

        Hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, thì nó cũng là con dao 2 lưỡi dẫn đến những hậu họa khôn lường, nhất là đối với sức khỏe con người và môi trường nếu chúng ta lạm dụng và sử dụng thuốc BVTV không đúng cách.

        Việc lạm dụng thuốc BVTV đem lại những hệ lụy tiêu cực, không những ảnh hưởng tới sức khỏe người sản xuất trong quá trình tiếp xúc mà việc tồn dư thuốc trên nông sản còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, gây mất cân bằng môi trường sinh thái, diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn. Dùng thuốc không đúng kỹ thuật, sẽ nhanh chóng tạo nên tính kháng thuốc của sâu bệnh. UBND xã khuyến cáo bà con về một số tác hại khi lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV trong trồng trọtthực hiện nguyên tắc “3 không, 4 đúng”  trong trồng trọt để hạn chế tình trạng ngộ độc ATTP. Cụ thể:

        1. Tác hại Đối với người sản xuất:

        - Bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng

        - Bị nhiễm độc trong quá trình tiếp xúc với thuốc

        - Bị công khai trên các thông tin đại chúng

        2. Tác hại Đối với người tiêu dùng:

        + Bị ngộ độc cấp tính như: gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp….có thể dẫn đến tử vong.

        + Bị ngộ độc mãn tính:

        - Ảnh hưởng đến sức chức năng sinh sản, giới tính.

        - Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

        - Ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa

        - Gây suy yếu hệ miễn dịch

        - Bị ung thư và các bệnh nan y khác

         3. Nguyên tắc “3 không, 4 đúng”

        - Ba không: Không sử dụng chất cấm trong trồng rau; Không sử dụng thuốc BVTV, hóa chất ngoài danh mục; Không sử dụng thuốc BVTV, hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ.

        - Bốn đúng: Đúng thuốc (sâu bệnh nào thuốc nấy, xác định đúng sâu, bệnh để sử dụng đúng thuốc); Đúng lúc(thuốc để trị sâu, bệnh chỉ đạt hiệu quả cao khi sử dụng đúng thời điểm); Đúng liều lượng, nồng độ(theo liều lượng, nồng độ ghi trên nhãn bao bì hoặc hướng dẫn của cán bộ chuyên môn); Đúng cách(sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch).

        Để đảm bảo vệ sinh ATTP trong trồng trọt, chung tay bảo đảm an toàn thực phẩm vì một nền nông nghiệp bền vững, người tham gia sản xuất cần nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành các quy định của nhà nước trong sản xuất, tránh tư tưởng trồng rau 2 luống, nuôi lợn 2 chuồng, lấy lợi ích kinh tế làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng và người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông minh, nên lựa chọn các thực phẩm có rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn để sử dụng.

         Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi và thực hiện của toàn thể nhân dân!

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 02 tháng 12 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

            Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

         

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về nhận diện sản phẩm thực phẩm an toàn

        

        Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Trong những năm gần đây, tại Việt Nam số người phát hiện bị ung thư và chết vì ung thư không ngừng gia tăng. Trong đó “Thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa chất bảo quản độc hại” là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 35% trong số các nguyên nhân.

           Một vấn nạn nhức nhối hiện nay là tình trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh bừa bãi trong nuôi trồng, thực phẩm bẩn “tẩm” hóa chất độc hại xuất hiện trong từng bữa cơm từ miếng thịt, rau củ cho đến gói gia vị nhỏ mà người dân đang dùng hàng ngày,… gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe mà chúng ta không thể ngờ tới.

        Trước mắt nếu bị ngộ độc sẽ gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp….có thể dẫn đến tử vong. Về lâu dài các chất hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng,… trong thực phẩm bẩn sẽ từ từ ngấm vào tế bào, cơ thể sau đó tích tụ lại gây thoái hóa gan, thận và hệ thống tiêu hóa; gây bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh; gây các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, hệ thống nội tiết, chức năng sinh sản, giới tính và hệ di truyền, các bệnh ung thư và nan y khác…

         Để phòng tránh thực phẩm bẩn, mỗi người hãy là người tiêu dùng thông minh và có ý thức trong việc chọn dùng thực phẩm sạch, an toàn; đừng vì ham rẻ mà chọn những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hãy tạo ra thực phẩm sạch bằng cách tự trồng hoặc chọn mua thực phẩm có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận và kiểm định rõ ràng. Chọn nơi cung cấp, uy tín, được nhiều người tin tưởng. Nhà sản xuất công khai nhãn mác, quy trình từ sản xuất đến đóng gói sản phẩm sạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

         Ngoài ra chúng ta nên thường xuyên tìm hiểu về kiến thức tiêu dùng sạch, sản

xuất sạch để có thể áp dụng khi mua thực phẩm cho gia đình mình.     

        Sau đây là một số khuyến cáo về cách nhận diện bằng mắt thường về thực phẩm không đảm bảo để bà con lưu ý lựa chọn và không nên mua như:

        - Đối với rau bón nhiều đạm hoặc phân bón thì có lá to hơn bình thường, lá có màu xanh đen, nước luộc khi nguội có màu xanh đen có vẩn kết tủa, các loại quả đậu nhìn bóng nhẫy, ít lông tơ, nếu trên rau không có vết sâu bệnh là do phun nhiều thuốc trừ sâu và không đảm bảo thời gian cách ly theo quy định.

        - Một số loại quả như cam, quýt, táo, lê, mận, đào: khi bề mặt quả bóng, bảo quản lâu không bị thối, hỏng tức là quả đó đã dùng các loại thuốc BVTV nhằm tiêu diệt nấm và vi khuẩn để bảo quản.

        - Thịt lợn khi thấy chủ yếu là nạc mà hầu như không có mỡ, thịt có màu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất.

        Nên tôn trọng nguyên tắc mùa nào thức ấy; không nên mua các loại rau có thân, lá mập mạp, xanh non hơn mức bình thường và sử dụng nhiều các loại quả có lớp vỏ dày: chuối, cam, bưởi...Để có bữa ăn ngon đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh ATTP, người tiêu dùng khi mua hàng nên lựa chọn địa điểm bán hàng có uy tín, chất lượng; lựa chọn các sản phẩm có tem nhãn địa chỉ rõ ràng; lựa chọn những sản phẩm có màu sắc tươi xanh tự nhiên, cầm chắc tay, nặng tay, bề ngoài nguyên vẹn không bị trầy xước.

    Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi và thực hiện của toàn thể nhân dân!

 

 

          Người thực hiện

 

 

 

          Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 10 tháng 12 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

            Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm

     

Kính thưa toàn thể nhân dân!

           Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng. Biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, sốt... hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

        Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản trong việc lựa chọn, mua và sử dụng thực phẩm, nên chọn những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh…

        Khuyến cáo thực hiện: 10 nguyên tắc vàng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

        Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi, rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

        Nguyên tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt  tới trên 70°C.

        Nguyên tắc 3: Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

        Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

        Nguyên tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.

Nguyên tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn.

Thức ăn đã được nấu chính có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

Nguyên tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

Nguyên tắc 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

Nguyên tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che  đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ  kính, lồng bàn… Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh, hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ./.

Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi và thực hiện của toàn thể nhân dân!

 

 

              Người thực hiện

 

 

 

              Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 16 tháng 12 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

            Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       

 

  

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

  

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Như chúng ta đã biết, thực phẩm tươi sống nếu không đảm bảo vệ sinh thú y có nhiều nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, gây mất vệ sinh ATTP. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, các cơ sở giết mổ, kinh doanh thực phẩm giết mổ cần chấp hành các quy định đảm bảo vệ sinh thú y, cụ thể như sau:

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm 2010, Luật Thú y 2015 Quy định:

1. Địa điểm sản xuất:

+ Toàn bộ khu vực giết mổ và khu vực phụ trợ phải nằm tách biệt với các nguồn ô nhiễm như nhà vệ sinh của gia đình và các hộ xung quanh, chuồng nuôi động vật, bệnh viện, nghĩa trang... nhằm tránh bị ô nhiễm cho sản phẩm.

+ Không bị đọng nước, ngập nước.

2. Kết cấu nhà xưởng, bố trí sản xuất:

+ Kết cấu vững chắc, phù hợp với quy mô giết mổ động vật.

+ Khu vực sản xuất được bố trí phù hợp với quy trình giết mổ động vật để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chéo, thuận lợi cho hoạt động giết mổ động vật và làm vệ sinh.

+ Nơi nuôi giữ động vật chờ giết mổ phải có đủ diện tích, có mái che, nền sàn được làm bằng các vật liệu bền nhẵn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; bảo đảm cung cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm uống.

+ Khu vực giết mổ: Mái hoặc trần được làm bằng vật liệu bền; Tường phía trong được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng; chân tường, nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây tròn hay ốp nghiêng; Sàn: Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn;

+ Đối với cơ sở giết mổ gia súc: Có móc treo hoặc giá đỡ bảo đảm thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m; nếu lấy phủ tạng trên bệ mổ, bệ phải cao hơn sàn ít nhất 0,4m; nơi làm sạch lòng, dạ dày phải tách biệt với nơi để tim, gan, thận và thịt để tránh làm vấy nhiễm chéo.

+ Đối với cơ sở giết mổ gia cầm: Trang thiết bị cho việc lấy phủ tạng khỏi thân thịt sao phải bảo đảm thân thịt và phủ tạng không được tiếp xúc trực tiếp với nền sàn.

3. Trang thiết bị sản xuất:

+ Có đủ trang thiết bị phục vụ việc giết mổ, chứa đựng, pha lóc và vận chuyển gia súc, gia cầm và thịt gia súc, gia cầm; được thiết kế, chế tạo phù hợp, bảo đảm an toàn thực phẩm và trong tình trạng vệ sinh, bảo trì tốt.

+ Bề mặt các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được làm bằng vật liệu bền, nhẵn, không thấm nước, dễ làm sạch, không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.

4. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị:

+ Sử dụng chất tẩy rửa có nhãn mác rõ ràng;

+ Khu vực giết mổ phải được vệ sinh, thu gom chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ và định kỳ khử trùng, tiêu độc;

+ Dao và dụng cụ cắt thịt được bảo quản ở nơi quy định trong cơ sở giết mổ; được rửa sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng.

5. Người trực tiếp sản xuất, vệ sinh công nhân:

+ Phải có Giấy xác nhận về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da trong danh mục do Bộ Y tế quy định không được trực tiếp tham gia giết mổ động vật.

+ Được phổ biến, hướng dẫn về thực hành quy trình giết mổ động vật bảo đảm vệ sinh thú y.

+ Thực hiện yêu cầu vệ sinh cá nhân trong cơ sở giết mổ như mang bảo hộ lao động, không mang trang sức, ăn uống, khạc nhổ và rửa tay bằng xà phòng…trong khu vực giết mổ.

6. Nguyên liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất thực phẩm:

+ Nước sử dụng: Nguồn nước cung cấp cho tất cả các hoạt động giết mổ như làm sạch và vệ sinh phải đủ về số lượng, nhiệt độ và áp suất; Nước sử dụng cho các hoạt động giết mổ và làm sạch được lấy từ nguồn nước máy hoặc giếng đào, giếng khoan. Giếng phải bảo đảm: Giếng đào không bị ngập lụt vào mùa mưa, thành giếng cao hơn mặt đất ít nhất 0,5m, có nắp đậy; giếng khoan cách xa nguồn gây ô nhiễm như chuồng nuôi động vật, bãi chôn lấp rác, nơi xử lý phân gia súc, gia cầm.

+ Động vật đưa vào giết mổ: Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 09

7. Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải:

+ Có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại.

+ Biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường như sau: (1)Thùng đựng phế phụ phẩm có nắp đậy, được thu dọn thường xuyên sau giết mổ; (2) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn bằng một trong các hình thức: Hầm biogas, hố sinh học, bể hoại, bể lắng; (3) Rãnh thoát nước thải phải có nắp đậy và bảo đảm thoát hết nước cần thải sau hoạt động giết mổ hàng ngày.

8Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, ATTP:

+ Thực hiện quy trình giết mổ bao gồm trình tự, thao tác từ khi gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, cạo/đánh lông, rửa, lột phủ tạng, làm sạch, pha lóc đúng kỹ thuật, bảo đảm an toàn thực phẩm, không bị lây nhiễm chéo vào thân thịt.

+ Có nhân viên Thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

+ Tất cả thân thịt, phủ tạng đạt yêu cầu vệ sinh thú y được đóng dấu kiểm soát giết mổ và các sản phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh thú y được xử lý theo quy định.

9. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc:

+ Có sổ ghi chép nguồn gốc, số lượng gia súc, gia cầm được đưa vào cơ sở để giết mổ.

+ Có sổ ghi chép số lượng thịt gia súc, gia cầm; tên, địa chỉ hộ kinh doanh được cung cấp thịt gia súc, gia cầm.

Để đảm bảo vệ sinh ATTP đối với thực phẩm tươi sống, BCĐ vệ sinh ATTP  xã Định Hải đề nghị các cơ sở giết mổ, kinh doanh phải tuân thủ các điều kiện theo quy định để tránh nguy cơ gây bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng./.

    Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi và thực hiện của toàn thể nhân dân!

 

 

           Người thực hiện

 

 

 

             Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 21 tháng 12 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

            Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần

Đăng lúc: 29/12/2022 16:12:49 (GMT+7)

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại.

  

Kính thưa toàn thể nhân dân!

           Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường h6óa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm dịch thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

          Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

         Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

         Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

          Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

         * Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật.

         Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

         Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng

các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

         Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

* Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

          - Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

         - Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,…

         - Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

         - Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

         - Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

         - Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.

         - Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

* Một số giải pháp:

         - Về phía người tiêu dùng: Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến:

       + Thương hiệu;

       + Thời hạn sử dụng;

       + Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng;

       + Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.

         - Về phía nhà sản xuất: Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:

         + Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đa công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

        + Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

        + Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

         Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.

          Để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, BCĐ Vệ sinh ATTP xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân trong xã cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh ATTP như sau:

1. Chọn thực phẩm tươi sạch

          - Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.

         - Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.

         - Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.

         - Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.

         - Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.

          - Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.

         2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

          - Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.

         - Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.

         - Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.

         - Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.

          - Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.

         3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

         - Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

         - Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.

         - Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

         - Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.

          - Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.

         - Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.

          - Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm.

           - Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.

          4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ

          - Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.

          - Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng.

          - Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.

         - Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

         5. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

          - Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

          - Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

         6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

          - Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.

          - Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.

          - Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

          - Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.

           - Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

           - Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

           - Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.

           - Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.

           - Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

          7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

           - Giáo viên chăm sóc trẻ  cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

          - Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.

          - Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.

          - Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

          - Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.

          - Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

          8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

          - Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

          - Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.

          - Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy.

          - Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

           9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

           - Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.

            - Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.

            - Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.

           10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

           - Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

           - Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.

        Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn. Vì vậy, bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình cần chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 22 tháng 01 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về những nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 17 tháng 6 năm 2010. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011và thay thế Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm.

        Luật An toàn thực phẩm ra đời đã kịp thời khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm như: nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm, phân công trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan, bộ ngành quản lý an toàn thực phẩm, nâng cao chế tài xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, đáp ứng kịp thời với phương thức quản lý về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, hội nhập quốc tế và tăng cường hơn nữa vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp, cộng đồng trong bảo đảm an toàn thực phẩm.

        BCĐ xin tuyên truyền đến toàn thể nhân dân một số nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm.

        1. Phạm vi điều chỉnh của Luật An toàn thực phẩm

        - Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm;

        - Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm;

        - Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm;

        - Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

        2. Một số nội dung chính của Luật

        Luật An toàn thực phẩm gồm: 11 chương, 72 Điều.

        Chương I: Những quy định chung: Gồm 6 Điều (từ Điều 1 đến Điều 6)

        Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

        Điều 2: Giải thích từ ngữ.

        Điều 3: Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm.

        1) Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        2) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

        3) Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

        4) Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

        5) Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

        6) Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

        Điều 4: Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm.

        1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.

        2. Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.

        3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.

        Điều 5: Những hành vi bị cấm

        1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

        2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

        3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        5. Sản xuất, kinh doanh:

        - Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

        - Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

        - Thực phẩm bị biến chất;

        - Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

        - Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;

        - Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

        - Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

        - Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;

        - Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

        6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

        7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

        8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

        9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

        11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

        12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

        13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.

        Điều 6: Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong đó Luật quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm vừa theo hành vi, vừa theo giá trị hàng hóa thực phẩm vi phạm. Cụ thể: “Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính .... được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm”.

        Chương II: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm. Gồm 3 Điều (từ Điều 7 đến Điều 9).

        Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm:

        Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm.

        Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm

        Chương III: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Gồm 19 Điều (từ Điều 10 đến Điều 18).

        Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm

1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

c) Quy định về bảo quản thực phẩm.

        Điều 11. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật này.

          3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

        Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.

3. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.

        Điều 13. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng    

        Điều 14. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng

        Điều 15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen

        Điều 16. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ

        Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

        Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

        Chương IV: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Bao gồm 5 Mục, 15 Điều (từ Điều 19 đến Điều 33)

        Mục 1: Điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó có quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau:

        - Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

        - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

        - Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

        - Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

        - Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

        - Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

        Điều 20. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm.

        Điều 21. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm.

        Điều 22. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

        Mục 2: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống.

        Điều 23. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống.

        Mục 3: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến.

        Điều 25. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm.

        Điều 26. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm.

        Chương V: Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản

xuất, kinh doanh thực phẩm. Gồm 4 Điều (từ Điều 34 đến Điều 37).

        Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

          3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

        Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Bộ trưởng BNNPTNT…

        Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;

          b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

        Điều 37. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn

thực phẩm

1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

          2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.

        Chương VI: Nhập khẩu và xuất khẩu thực phẩm. Gồm 2 Mục, 5 Điều (từ Điều 38 đến Điều 42).

        Mục 1: Điều kiện bảo đảm đối với thực phẩm nhập khẩu

        Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu

        Điều 39. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu

        Điều 40. Trình tự, thủ tục và phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.

        Mục 2: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu

        Điều 41. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu

1. Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam.

          2. Phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.

        Điều 42. Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu

         Chương VII: Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm. Gồm 2 Điều (từ Điều 43 đến Điều 44).

        Điều 43. Quảng cáo thực phẩm

        Điều 44. Ghi nhãn thực phẩm

        Chương VIII: Kiểm nghiệm thực phẩm, phân tich nguy cơ đối với an toàn thực phẩm, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm. Gồm 4 Mục, 11 Điều (từ Điều 45 đến Điều 55).

Mục 1: Kiểm nghiệm thực phẩm (từ Điều 45 đến Điều 48)

Mục 2: Phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm (từ Điều 49 đến Điều 51)

Mục 3: Phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm (từ Điều 52 đến Điều 53)

Mục 4: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn (từ Điều 54 đến Điều 55)

        Điều 54. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn

        Điều 55. Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn

1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;

b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới ch­ưa đ­ược phép lưu hành;

d) Thực phẩm bị h­ư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;

đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;

e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền n­ước xuất khẩu, nư­ớc khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con ng­ười.

2. Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:

a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;

b) Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.

3. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:

a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;

b) Chuyển mục đích sử dụng;

c) Tái xuất;

d) Tiêu hủy.

4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm:

a) Căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

b) Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn;

c) Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

d) Trong tr­ường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm.

          6. Bộ tr­ưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể việc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

        Chương IX: Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm. Gồm 5 Điều (từ Điều 56 đến Điều 60)

        Chương X: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Gồm 3 Mục, 10 Điều (từ Điều 61 đến Điều 70)

        Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp. Trong đó, Luật quy định Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

          Chương XI: Điều khoản thi hành. Gồm 2 Điều 71 và Điều 72, quy định Hiệu lực thi hành và Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

Trên đây là một số nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm, BCĐ về Vệ sinh ATTP xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân, nhất là các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã thực hiện nghiêm túc các quy định về ATTP được quy định cụ thể tại Luật này./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 22 tháng 01 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Bài tuyên truyền

Về việc thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh ATTP

trong dịp tết nguyên đán Nhâm Dần

 

       Kính thưa toàn thể nhân dân!

      Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, mọi người chúng ta đều có nhu cầu mua, bán thực phẩm để sử dụng. Đây là một truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam chúng ta. Việc mua bán thực phẩm phụ thuộc vào từng điều kiện của mỗi người, mỗi gia đình.

      Song việc mua bán thực phẩm để sử dụng trong những dịp tết, những ngày lễ trong năm. Đặc biệt là trong dịp tết cổ truyền, để có một Tết cổ truyền vui tươi lành mạnh, không có tai biến xảy ra trong việc sử dụng thực phẩm, bảo vệ được sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng.

      Trong dịp Tết cổ truyền, mọi người mọi nhà ai ai cũng có nhu cầu mua sắm nhiều loại thực phẩm theo nhiều chủng loại. Tùy theo nhu cầu của mỗi gia đình, từ thực phẩm tươi sống, thực phẩm con sống như gia cầm, thủy cầm, thực phẩm ăn liền đóng gói, đóng chai, lon sẵn rất đa dạng tất cả đều để phục vụ cho nhu cầu của mỗi người trong dịp vui xuân đón tết.

      Để có một mùa tết cổ truyền an toàn, vui tươi lành mạnh, đảm bảo VSATTP không có tai biến xảy ra do VSATTP gây nên. Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã Định Hải xin khuyến cáo cùng toàn thể nhân dân, mỗi người, mỗi nhà khi ra thị trường mua, bán thực phẩm cũng như trong chế biến sử dụng thực phẩm cần lưu ý và thực hiện 10 nguyên tắc vàng trong mua bán, chế biến và sử dụng thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các tai biến do VSATTP như sau:

       1. Chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn: Nếu là thực phẩm con sống như gia cầm, thủy cầm cần có xuất sứ rõ ràng, có địa chỉ tin cậy, tránh mua phải thực phẩm con sống ở nơi có mầm bệnh lây lan.

       2. Thực hiện “ăn chín uống chín”. Ngâm kỹ rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng.

       3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín. 

       4. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín.

       5. Đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng. 

       6. Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín.

       7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ ô nhiễm khác.

       8. Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh.

       9. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn sử dụng

      10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn trong chế biến thực phẩm.

        Ngoài ra khi mua các thực phẩm ăn liền, đóng gói sẵn như: Rượu, bia, nước ngọt, nước giải khát, bánh kẹo mọi người cần lưu ý: Phải có xuất sứ rõ ràng, có nguồn gốc cụ thể như: Địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng có ghi trên nhãn mác bao bì, chai lọ, tuyệt đối không mua các loại thực phẩm ăn liền không có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, đều là hàng giả, hàng kém chất lượng.

        Kính thưa toàn thể nhân dân!

        Đảm bảo VSATTP Trong dịp tết cổ truyền là một yêu cầu tối thiểu đối với mọi người chúng ta.

        Nếu chúng ta không cẩn thận chỉ sơ xuất trong việc mua bán, chế biến, sử dụng thực phẩm không an toàn rất dễ dẫn tới việc mắc các bệnh do việc sử dụng thực phẩm gây nên mà đặc biệt là các bệnh về đường ruột như: Tiêu chảy cấp, ngộ độc thực phẩm, hội chứng lỵ, bệnh thương hàn… đây là những bệnh thường xảy ra do việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Nếu điều kiện thời tiết nóng nắng càng dễ làm cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, hỏng mốc càng làm cho các loại bệnh dễ phát triển.

       Với yêu cầu của công tác VSATTP trong dịp Tết cổ truyền, nhằm phòng chống các bệnh nguy hiểm do thực phẩm gây nên; để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người, mọi nhà và cộng đồng. Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện đầy đủ thông điệp VSATTP do Bộ Y tế ban hành như sau:

      1. Thực hiện ăn chín, uống chín, tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi sử dụng, ăn uống.

      2. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh

      3. Tất cả bát, đĩa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng nước sôi.

      4. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, mưa gió, bụi bặm.

      5. Xử lý phân, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón và tưới rau.

      6. Thực hiện 6 không:

         - Không ăn rau sống

         - Không ăn tiết canh

         - Không ăn mắm tôm, mắm tép sống

         - Không ăn gỏi cá, hải sản sống

         - Không ăn nem chạo, nem chua.

         - Không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh.

      Đặc biệt là làm tốt công tác vệ sinh môi trường sạch sẽ, các công trình vệ sinh trong mỗi hộ gia đình, hạn chế thấp nhất ruồi nhặng đậu vào khu vực vệ sinh sau đó đậu vào thức ăn. Đây là nguồn lây bệnh chính của các loại bệnh dịch liên quan đến ăn uống và VSATTP.

      Để thực hiện tốt công tác VSATTP trong dịp tết cổ truyền của dân tộc, Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân trong xã chủ động phòng chống các loại bệnh đường ruột do VSATTP gây nên là thiết thực bảo vệ sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng./.

    

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 24 tháng 01 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM  BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, trở thành mối quan tâm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và toàn xã hội hiện nay. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do sử dụng nguồn nước, thức ăn không hợp vệ sinh, thực phẩm không đạt chất lượng.

Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng chống các bệnh do ngộ độc thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị mỗi người dân và từng hộ gia đình trên địa bàn xã thực hiện tốt một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

1. Rửa tay trước khi ăn, uống nước đã đun sôi để nguội hoặc đã qua thiết bị tinh lọc; thức ăn chín để quá bữa, quá giờ phải được bảo quản lạnh dưới 100C, trước khi ăn phải được hâm lại kỹ; che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Thức ăn để sau 3 ngày mà không được bo qun lnh dưới 100C thì không nên ăn vì không còn giá trị dinh dưỡng, rất dễ có nguy cơ lên men, tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc. Các dụng cụ chế biến thực phẩm như: dao, thớt, đũa, thìa, que gắp cần phải được khử trùng trước khi chế biến thực phẩm; rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

2. Khi đi mua hàng cần chú ý xem hạn sử dụng của thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng chai, hộp như: rượu, bia, sữa tươi, nước giải khát…Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn sử dụng

3. Các bậc phụ huynh nên thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời giáo dục con em mình không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường, không đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

    * Đối với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, cần thực hiện tốt một số việc sau:

1. Cần lựa chọn kỹ các loại thực phẩm trước khi chế biến cho khách. Thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không được sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng để chế biến thức ăn. Không sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng. Nghiêm cấm việc sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục được phép sử dụng.

2. Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kín vết thương nhiễm trùng trước khi chế biến thức ăn.

3. Tủ đựng dụng cụ chế biến thức ăn cần được lau rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng vào việc chế biến và bảo quản thức ăn. Bàn ghế, các khu vực bên trong, bên ngoài quán cần phải lau và quét dọn thường xuyên đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh.

* Đối với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống:

- Mua nguồn thực phẩm phải qua chứng nhận kiểm dịch đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm của cơ quan y tế, Thú y; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, biến đổi chất. Các cơ sở kinh doanh động vật tươi sống không được phép bán các loại động vật chưa được kiểm chứng của cơ quan thú y ra bên ngoài; giữ gìn vệ sinh nơi sơ chế thực phẩm.

Trên đây là một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh các bệnh ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Khi phát hiện các cơ sở kinh doanh không đảm bảo vệ sinh ATTP, đề nghị các tổ chức, công dân thông báo ngay cho Trạm y tế hoặc UBND xã để có biện pháp phối hợp xử lý kịp thời./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 08 tháng 02 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Bài tuyên truyền

về nguyên nhân của nguy cơ mất ATTP và những nguyên tắc vàng

trong việc chọn thực phẩm an toàn

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

Mỗi người chúng ta ai cũng đều nhận thấy tầm quan trọng của việc ǎn uống, đó là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu được. Tuy nhiên, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe dọa

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy, đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

Khi ǎn phải thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại với lượng quá cao, sau một vài giờ có thể xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như siết, nôn, đau đầu, đau bụng, ỉa chảy và có thể dẫn đến tử vong. 

Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Sau đây là 7 nguyên nhân cơ bản gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

          1. Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể

2. Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,…

3. Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

4. Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép

5. Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

6. Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hạt dẻ bị mốc.

7.  Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

 

 

            Kính thưa toàn thể nhân dân!

Hàng ngày, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn…Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình, khi mua thực phẩm đề nghị các gia đình cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu:  Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ  bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

4.  Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. Nếu tay có  vết  thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.

            BCĐ xin lưu ý: Trong quá trình sử dụng thực phẩm, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ǎn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất, hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện để được tư vấn và xử trí kịp thời./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 14 tháng 4 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

và một số giải pháp nâng cao chất lượng VSATTP.

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi.

Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ.

An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.

Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở các tỉnh thành, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người dân.

Một số nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đề nghị mỗi người dân cần quan tâm để phòng tránh, đó là:

- Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

- Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,…

- Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

- Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

- Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

- Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.

- Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Để từng bước nâng cao chất lượng VSATTP, BCĐ đề nghị nhân dân cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Phải đánh giá nghiêm túc để nâng cao mặt mạnh và giảm tối đa những yếu kém tồn tại về chất lượng một số nông thủy sản và thực phẩm chế biến.

- Về phía người tiêu dùng: Ở các nước phát triển, họ rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống nói chung cũng còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất cũng như trên quản lý. Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến:

+ Thương hiệu;

+ Thời hạn sử dụng;

+ Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng;

+ Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.

- Về phía nhà sản xuất: Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:

+ Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đa công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

+ Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

+ Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm soát an toàn vệ sinh rất khó khăn. Mặc dù chúng ta đã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian qua; song công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ. Từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai mai sau./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 16 tháng 3 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cảnh báo về thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

 

         Kính thưa toàn thể nhân dân!

Thực trạng thực phẩm bẩn đang là một vấn nạn gây nhức nhối cho người tiêu dùng hiện nay. Trong những năm gần đây, có nhiều thông tin phản ánh cũng như cảnh báo cho người tiêu dùng về thực trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hay những thực phẩm bị phù phép bằng những chất độc hại, màu phẩm để trở nên tươi ngon hơn, thì cũng là thực phẩm được trồng bởi thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng, chất kích thíchMột câu hỏi được đặt ra “có phải chính người Việt đang tự “giết” mình, mù quáng với lợi nhuận trước mắt để sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng.

Việc sử dụng thực phẩm bẩn có thể gây ra các triệu chứng ngay tức thì như tiêu chảy, rối loạn đường ruột, nghiêm trọng hơn nữa là phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Nguy hiểm hơn là có những loại thực phẩm bẩn, chúng có thể không gây hại ngay lúc sử dụng mà các chất hóa học, thuốc trừ sâu sẽ từ từ ngấm vào tế bào, cơ thể sau đó tích tụ lại, trở thành các bệnh mãn tính như ung thư, vô sinh..và có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Theo số liệu của Bộ Y tế thống kê được trong quý I năm 2016, cả nước có 969 người bị ngộ độc thực phẩm trong đó 669 người nhập viện, 2 người tử vong. Số ca bị ngộ độc thực phẩm hàng năm khoảng 250-500 vụ, với số người 7.000-10.000 người nhập viện và 100-200 người tử vong.

Mỗi năm, Việt Nam dành 0,22% GDP chi trả cho 6 căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do thực phẩm bẩn. Nếu con số trên chưa làm bạn hình dung được mức độ nguy hiểm của thực phẩm bẩn gây ra thì bạn có thể xem những thông tin dưới đây:

Đây là những con số thống kê mà đại diện hiệp hội ung thư Việt Nam đã công bố vào ngày 26/03/2016. Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng cao nhất trên thế giới. Trong đó nguyên nhân do thực phẩm bẩn phổ biến chiếm tới 35%. Theo thống kê, mỗi ngày có tới 550 ca ung thư mới và 205 người tử vong vì ung thư.

Theo biểu đồ, năm 2000, số người mắc bệnh ung thư còn thấp là 69.000 người/ năm nhưng dự kiến đến năm 2020, con số này có thể tăng lên đến 200.000 người/năm, tăng  gấp 3 lần.

        Với thông điệp “Sức khỏe là vàng” nhưng để bảo vệ sức khỏe giữa thực trạng thực phẩm bẩn phổ biến như hiện nay thì trở thành những người tiêu dùng thông minh là điều rất cần thiết. Để đảm bảo an toàn vệ sinh, dinh dưỡng cho sức khỏe, UBND xã khuyến cáo cho bà con nhân dân trong xã:

        Mua những thực phẩm có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận và kiểm định rõ ràng.

        Chọn nơi cung cấp, nhà sản xuất uy tín, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, không nên mua hàng rẻ, trôi nổi.

        Hướng tới sử dụng các thực phẩm tự nhiên, thực phẩm hữu cơ để phòng tránh hàm lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng nhất.

        Cần phải tự tìm hiểu, cung cấp cho mình những kiến thức về tiêu dùng sạch, sản xuất sạch để có thể áp dụng khi mua thực phẩm cho gia đình mình.

        Khi mà thực trạng thực phẩm bẩn phổ biến ngày càng nhiều thì chúng ta lại càng phải tỉnh táo lựa chọn đúng nguồn thực phẩm, đúng nơi cung cấp, đúng loại để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình cũng như để những người sản xuất không có lương tâm, đặt lợi nhuận hàng đầu không thể tồn tại nữa./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 08 tháng 4 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

            

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng, từ lâu đã trở thành thói quen của người dân, đặc biệt là người dân đô thị bởi các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người lao động, học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình,... Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Thức ăn đường phố nếu mất an toàn thực phẩm từ khâu chế biến đến khâu bảo quản sẽ gây ra mối hiểm họa tiềm ẩn đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính. Vì vậy, người kinh doanh thức ăn đường phố cần phải hiểu biết về pháp luật, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Luật An toàn thực phẩm 2010, Thông tư 30/2012/TT-BYT, ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Theo đó, các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được quy định như sau:

1. Điều kiện về địa điểm của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

- Khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, triển lãm), hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo đảm sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.

2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

- Phải có đủ trang thiết bị dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.

- Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Đồng thời, các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thường thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu  gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

3. Điều kiện con người: Theo Điều 8 của Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định:

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy đinh, phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe phải do cơ quan y tế cấp huyện, quận và tương đương trở lên thực hiện.

Nghiêm cấm người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

4. Nếu vi phạm các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 22, thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế, cụ thể:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm;

b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;

c) Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;

đ) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;

e) Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;

b) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;

c) Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định,

không bảo đảm an toàn;

d) Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm;

đ) Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;

b) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

Vì vậy, khi các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố cần nghiêm túc chấp hành các quy định theo pháp luật và mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông minh để bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 20 tháng 4 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về tầm quan trọng của công tác Vệ sinh An toàn thực phẩm

đối với sức khỏe của con người.

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm để nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ quốc tế.

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến. 

Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.

Mặc dù đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong những năm gần đây, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến, tràn lan, không đúng liều lượng và danh mục cho phép. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai gây mất an toàn thực phẩm và chưa từng hề xin cấp phép giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, gia đình và xã hội thì người tiêu dùng có thể vận dụng một số nguyên tắc bảo đảm VSATTP như: Thường xuyên tìm hiểu những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn; Chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, ngũ cốc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp. Sử dụng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ. Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc để lau khô chén đũa. Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại. Không để lẫn lộn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản. Không dùng thớt cho thịt chín chung với thịt sống. Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn thông qua việc rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến thức ăn. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn. Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn ói, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác. Giữ gìn vệ sinh thật tốt nơi ăn uống và chế biến thực phẩm như phải cách xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm. Nơi ăn phải sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao tránh bụi bẩn, thức ăn sẵn phải có lồng bàn che đậy phòng ruồi nhặng. Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng nên tìm hiểu để biết cách lựa chọn những thực phẩm tươi mới, một số cách lựa chọn thực phẩm an toàn như: Rau, quả: Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như "quá mập", "quá phồng", “quá xanh đậm”. Khi sử dụng, cần nhặt tách riêng từng lá và cọng rau, ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút để hòa tan thuốc bảo vệ thực vật (nếu có). Sau đó, rửa trôi 2-3 lần trước vòi nước chảy hoặc trong chậu nước đầy. Nếu là quả thì nên gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát. Thịt tươi: Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt gia cầm: Có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục. Da kín, lành lặn, không có vết bẩn, vết bầm, mốc meo hoặc vết lạ. Với thịt chế biến sẵn phải thận trọng, chỉ nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Không mua thịt bán ở các sạp, rổ để sát đất vì dễ lây vi khuẩn nhiễm độc thịt. Thịt thủy sản: có màu sắc tự nhiên, sáng, có độ đàn hồi cao. Ngoài ra còn có một số loài thủy sản không tươi có độc tố nguy hiểm như: Độc tố Histamin trong cá biển (nhiều nhất trong cá ngừ, cá thu, cá bạc má, cá ngân…). Độc tố Tetrodotoxin trong cá nóc, bạch tuộc và mực đốm xanh nên khi sử dụng phải chọn thủy sản tươi.

Để đảm bảo các nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng phục vụ người dân, đề nghị mỗi người dân cần chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng như: nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, điều kiện sản xuất … và quan trọng là vấn đề tự ý và đề cao đạo đức của những người sản xuất, kinh doanh, đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng thực phẩm. Nếu mọi người cùng đồng lòng "tẩy chay” các loại thực phẩm kém chất lượng, lựa chọn các thực phẩm tại các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm đã được kiểm định thì sức khỏe của người dân sẽ được đảm bảo, an toàn hơn./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 05 tháng 5 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm"

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương, quốc gia.

          Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2022, BCĐ Vệ sinh ATTP xã Định Hải tuyên truyền đến toàn thể nhân dân về nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm và 1 số biện pháp vệ sinh chủ yếu đề phòng nhiễm bẩn thực phẩm cụ thể như sau:

1.    Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm

- Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
- An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.

Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
            2. Các tác nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm:

- Sự bùng nổ dân số: làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.
- Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.
Từ những tác nhân trên tạo tiền đề cho những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm biểu hiện là những hành vi cẩu thả, thiếu trách nhiệm của bạn có thể gây tội ác không lường trước được.

          3. Những nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm

- Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.

- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.

- Do quá trình chế biến không đúng:

+ Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định.

+ Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.
+ Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.

+ Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.

+ Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.

+ Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.

+ Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.

+ Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.

- Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng

+ Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm.

+ Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.

+ Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.

4. Tác hại ngộ độc thực phẩm

- Nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm các chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính; có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục; có thể sau một thời gian không biết trước sẽ có: ung thư, các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai...

- Bệnh mạn tính: là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ; có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh; có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi.
- Bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.

- Bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn): các triệu chứng trước đây tương đối điển hình và bệnh nhân cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

+ Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả ỉa ra máu), đau bụng.
+ Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.
+ Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu...

Thời gian lành bệnh (đến khi hết triệu chứng nhưng bệnh nhân chưa thể sinh hoạt và làm việc một các bình thường).

+ Với người mắc bệnh bán cấp và cấp tính : 02 ngày - 01 tháng

+ Với người mắc bệnh mạn tính: không khỏi hẳn và thỉnh thoảng tái phát.
Thời gian phục hồi sức khỏe (đã có thể sinh hoat và làm việc một cách bình thường): tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và độ tuổi, thường là:
+ Với người bình thường bị mắc bệnh bán cấp và cấp tính: 01 - 04 tuần với người lớn và trẻ độ tuổi học đường: 01 tháng đến vài tháng với trẻ dưới 7 tuổi và người già.
+ Với người mắc bệnh mạn tính bị tái phát: 01 - 02 tuần trong trường hợp bệnh tái phát có thể chữa được; không xác định được trong trừơng hợp đã thành bệnh nặng.
Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứ chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được. Không loại trừ bất kỳ người nào dù là trẻ em, người lớn, người già yếu, nam hay nữ

5. Biện pháp vệ sinh chủ yếu đề phòng nhiễm bẩn thực phẩm

- Vệ sinh cá nhân.

- Vệ sinh môi trường.

- Vệ sinh nguyên liệu và nguồn nước sạch.

- Vệ sinh dụng cụ chế biến (dao, thớt, đũa, thìa đã tiêp xúc với thực phẩm sống không để tiếp xúc với thực phẩm chín cho ăn trực tiếp).

- Vệ sinh dụng cụ ăn uống: bát, đĩa thìa, cốc... phải được rửa sạch.

- Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý nhiệt về thời gian và nhiệt độ).

- Khám sức khỏe định kỳ nhằm loại rừ các bệnh lân lan (ghẻ, lở, mụn) và các bệnh truyền nhiễm (lao, tả, thương hàn. lỵ...).

- Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử lý thực phẩm, nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực phẩm.

6. Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm:

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
- Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Chọn thực phẩm tươi sạch

Kiểm tra thực phẩm trước khi mua, không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.

2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ

- Nơi ăn uống phải cao ráo, thoáng mát

- Thực phẩm, dụng cụ trước khi chế biến phải được rửa, xử lí sạch sẽ

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

- Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

- Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ.

5. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
- Đậy kỹ thức ăn tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

- Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

- Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn.

- Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

6. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

7. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

8. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

- Không sử dụng sách, báo cũ, bao ni lông màu để gói thức ăn chín.

- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, không thấm chất độc vào thực phẩm.

9. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.

Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

10. Ðể đề phòng các hậu quả xấu của việc ngộ độc thực phẩm

 
- Dùng nước sạch, an toàn để làm đồ uống, chế biến thức ăn và rửa dụng cụ. Ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

- Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn bị ôi thiu và hết hạn, không ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc sản xuất.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn.
- Có chế độ ăn uống, học tập, nghĩ ngơi hợp lý.

Trên đây là bài tuyên truyền về , rất mong các em học sinh thực hiện tốt để đảm bảo sức khoẻ cho chính mình./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 08 tháng 5 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

về cách lựa chọn và sử dụng, bảo quản thực phẩm an toàn

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

An toàn thực phẩm  và việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý  nghĩa  đặc biệt quan trọng trong  chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân;  an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế  - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương.

Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến  ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các  tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những  nơi có nguy cơ cao  để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ  sở kinh  doanh  dịch  vụ thức  ăn  đường  phố, cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè…

Để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không  gây  hại  cho người  tiêu dùng;  đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống; đồng thời,  nâng cao ý thức chấp hành chính sách, pháp luật  về  an  toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh. Vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực  phẩm  như:  nông nghiệp,  thú y,  cơ sở chế biến thực phẩm,  y tế,  tiểu thương và đặc biệt là người tiêu dùng.

Đối với người tiêu dùng:  Trong bữa  ăn  hàng ngày của mỗi gia đình thường dùng một lượng lớn thực phẩm gồm nhiều loại:  từ thịt,  cá,  rau, quả đến các loại đồ ăn chế biến sẵn...Vì vậy, người tiêu dùng  nên chọn mua những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, xem kỹ thời hạn sử dụng, có dấu kiểm nghiệm của Y tế và cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch.  Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.  Nên tránh thực phẩm  đông lạnh  để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kĩ trước khi ăn.  Nấu chín  kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.

3. Ăn ngay sau khi nấu.  Hãy  ăn ngay sau khi vừa nấu xong,  vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.  Muốn  giữ  thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần  phải giữ liên tục nóng trên  60oc hoặc lạnh dưới 10oc.  Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kĩ.  Các  thức  ăn  chín  dùng  lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.

6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn.  Thức ăn đã được  nấu chín có thể  bị  nhiễm  mầm bệnh  do tiếp  xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc  gián tiếp với  các bề mặt bẩn  (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).

7.  Rửa  tay  sạch trước  khi  chế  biến  thức  ăn  và  sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.  Nếu bạn bị nhiễm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.  Do  thức  ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ  bề  mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che  đậy  thực  phẩm  để  tránh  côn  trùng  và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… đó là những cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi,  vị lạ và  không  chứa  mầm bệnh.  Hãy  đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.

Để  đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng:  “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.  Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Ban chỉ  đạo Vệ sịnh ATTP  xã  Định Hải đề  nghị  mọi người,  mọi nhà cần tích cực,  chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực  phẩm  đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 24 tháng 5 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ CÔNG TÁC ĐẢM  BẢO VỆ SINH ATTP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh ATTP.

         Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe của mỗi con người, mà còn ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy; nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh, hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm rất nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, trở thành mối quan tâm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và toàn xã hội hiện nay. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do sử dụng nguồn nước, thức ăn không hợp vệ sinh, thực phẩm không đạt chất lượng.

Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng chống các bệnh do ngộ độc thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị mỗi người dân và từng hộ gia đình trên địa bàn xã thực hiện tốt một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể như sau:

* Đối với nhân dân

- Rửa tay trước khi ăn, uống nước đã đun sôi để nguội hoặc đã qua thiết bị tinh lọc; thức ăn chín để quá bữa, quá giờ phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 100C, trước khi ăn phải được hâm lại kỹ; thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập. Thức ăn để sau 3 ngày mà không được bo qun lnh dưới 100C thì không nên ăn vì không còn giá trị dinh dưỡng, rất dễ có nguy cơ lên men, tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc.

- Các dụng cụ chế biến thực phẩm như: dao, thớt, đũa, thìa, que gắp cần phải được khử trùng trước khi chế biến thực phẩm; rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

- Khi đi mua hàng cần chú ý xem hạn sử dụng của thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng chai, đóng hộp như: rượu, bia, sữa tươi, nước giải khát… không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn sử dụng

- Đối với các bậc phụ huynh có con, em trong độ tuổi đi học cần phải nhắc nhở con, em mình thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời nhắc nhở các cháu không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường, không đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

         * Đối với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, cần thực hiện tốt một số việc sau:

Thứ nhất là: Cần lựa chọn kỹ các loại thực phẩm trước khi chế biến cho khách. Thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không được sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng để chế biến thức ăn. Không sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng. Nghiêm cấm việc sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục được phép sử dụng.

Thứ 2: Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu có vết thương ở tay, cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước trước khi chế biến thức ăn.

Thứ 3: Tủ đựng dụng cụ chế biến thức ăn cần được lau rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng vào việc chế biến và bảo quản thức ăn. Bàn ghế, các khu vực bên trong, bên ngoài quán cần phải lau và quét dọn thường xuyên đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh.

* Đối với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống:

- Mua nguồn thực phẩm phải qua chứng nhận kiểm dịch đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan Y tế, Thú y; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, biến đổi chất.

- Các cơ sở kinh doanh động vật tươi sống không được phép bán các loại động vật chưa được kiểm chứng của cơ quan thú y ra bên ngoài; giữ gìn vệ sinh nơi sơ chế thực phẩm.

Trên đây là một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh các bệnh ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Khi phát hiện các cơ sở kinh doanh không đảm bảo vệ sinh ATTP, đề nghị các tổ chức, công dân thông báo ngay cho Trạm y tế hoặc UBND xã để có biện pháp phối hợp xử lý kịp thời./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 04 tháng 6 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về nguyên nhân gây mất VSAT thực phẩm

và giải pháp đảm bảo VSATTP cho sức khỏe con người.

 

 

         Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh ATTP.

         Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe của mỗi con người, mà còn ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy; nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh, hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm rất nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

         Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, và bảo vệ môi trường sống. Vì vậy, mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

           * Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

          - Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

         - Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: hàn the, màu công nghiệp, đặc biệt là phẩm Sudan,…

         - Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…                                                           

         - Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

         - Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

         - Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hạt dẻ bị mốc.

         - Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

          Để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, BCĐ Vệ sinh ATTP xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân trong xã cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh ATTP như sau:

         1. Chọn thực phẩm tươi sạch

          - Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ.

Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.

         - Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.

         - Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.

         - Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.

         - Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.

          - Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.

         2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

          - Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.

         - Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.                                                                                     

         - Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.

         - Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.

          - Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.

         3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

         - Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

          - Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.

         - Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

         - Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.

         - Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.

         - Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.

          - Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm.

           - Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.

          4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ

          - Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.

           - Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng.

           - Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.

          - Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …           

          5. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

           - Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

           - Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

          6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

           - Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.

          - Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.

          - Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

          - Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.

           - Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

           - Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

            - Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.

           - Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.

            - Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

          7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

           - Giáo viên chăm sóc trẻ  cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

          - Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.

          - Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.

          - Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

          - Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.

           - Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.                                                   

          8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

          - Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, nước sông, nước suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

          - Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.

           - Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy.

          - Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

           9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

           - Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.

            - Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.

            - Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.

           10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

           - Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

            - Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.

         Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn. Vì vậy, bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình cần chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình./.                                                      

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 18 tháng 6 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM

TẠI ĐÁM HIẾU, HỶ

 

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong đám hiếu, hỷ thực chất là bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống phục vụ đám hỷ, bảo đảm san toàn thực phẩm tại các bữa tiệc ăn uống trong các đám hiếu. Đây là công việc phức tạp, khó khăn đòi hỏi  sự nổ lực tham gia của khong chỉ của các ngành chức năng mà còn cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia chủ, cơ sở cung cấp nguyên liệu, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống và của cả của những người tham gia trong đám hiếu, hỷ.

Nguyên tắc bảo đảm ATTP trong các đám hiếu, đám hỷ:

1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức đám hiếu, hỷ.

2. Cung cấp dịch vụ ăn uống, tổ chức các bữa tiệc ăn uống trong đám hiếu, hỷ là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ ăn uống, tổ chức các bữa tiệc ăn uống trong đám hiếu, hỷ phải cam kết chịu trách nhiệm về ATTP do mình chế biến.

3. Bảo đảm ATTP trong tổ chức đám hiếu, hỷ dựa trên những quy định hiện hành về bảo  đảm ATTP đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống.

4. Các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong tổ chức đám hiếu, hỷ phải được thực hiện trong suốt quá trình chế biến, bảo quản và ăn uống.

Cung cấp dịch vụ ăn uống, tổ chức các bữa tiệc ăn uống trong đám hiếu, hỷ dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng các nội dung thống nhất  kiểm soát bảo đảm ATTP trong đám hiếu, hỷ là:

- Kiểm soát điều kiện ATTP trong quá trình chế biến, bảo quản thức ăn: Các nhóm điều kiện cần phải bảo đảm là:Điều kiện về địa điểm cơ sở, điều kiện veef dụng cụ thiết bị và điều kiện về con người.

- Kiểm soát nguyên liệu và sơ chế nguyên liệu: Kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu chế biến thức ăn, an toàn thực phẩm của nguyên liệu.

- Kiểm soát khâu chế biến, nấu nướng thức ăn: Chú ý quy trình chế biến, nấu nướng, bảo quản thức ăn tránh bị ô nhiễm chéo, thực hiện các quy định thanh trùng, tiệt trùng thức ăn.

- Kiểm soát chặt chẽ khâu bảo quản thực phẩm, bảo quản thức ăn: Chú ý điều kiện bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chế biến sơ bộ, thức ăn sau chế biến, thời gian bảo quản thực phẩm, thức ăn để bảo đảm không bị ô nhiễm thứ cấp.

- Kiểm soát ATTP khâu vận chuyển( nếu thức ăn chuyển từ nơi khác đến khu vực ăn uống của người tham gia): Chú ý điều kiện bảo quản thực phẩm của phương tiện vận chuyển, thời gian vận chuyển thực phẩm từ lúc nấu xong đến lúc ăn uống.

- Kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm khu vực nhà ăn uống: Khu vực nhà ăn uống phải đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm( địa điểm ăn uống, phòng chống côn trùng, bàn ghế, dụng cụ chứa thức ăn…) nước sạch rửa tay….

- Phòng chống ô nhiễm thứ cấp: Chú ý phòng chống ô nhiễm thứ cấp ở khâu chế biến, bảo quản do thực hành vệ sinh của người tham gia chế biến và trang thiết bị chế biến, bảo quản thức ăn.

- Kiểm soát nhiệt độ bảo quản nguyên liệu và thực phẩm đã qua chế biến: Chú ý kiểm soát nguyên liệu thô, các loại thực phẩm không cần nấu chín, kỹ, các thực phẩm ăn ngay sau khi chế biến phải được lưu giữ ngay trong buồng riêng của thiết bị làm lạnh, với nhiệt độ phù hợp.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 06 tháng 7 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong

sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, và hướng dẫn quy định cấp giấy chứng nhận

 nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm.

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Thực hiện theo thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 14/2/2017 của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Hóa về việc hướng dẫn xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm nguồn gốc xuất xứ nông, lâm, thủy sản thuộc quyền quản lý của UBND cấp xã.

UBND xã Định Hải hướng dẫn cho bà con về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ và quy định về cấp nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc nông, lâm, thủy sản cụ thể như sau:

I. Về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất.

1. Đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ.

- Địa điểm sản xuất không nằm trong vùng bị cảnh báo ô nhiễm, không bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn.

- Nguồn nước tưới không ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm. Không sử dụng nước bị ô nhiễm, nước thải để rửa, sơ chế sản phẩm.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc; đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.

- Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông; Sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.

- Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người sản xuất được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom trong các vật chứa kín, đúng nơi quy định để chờ xử lý hoặc tiêu hủy tránh gây ô nhiễm cho sản phẩm và khu vực sản xuất.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

 2. Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ.

- Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

- Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y.

- Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y, cán bộ khuyến nông.

- Người chăn nuôi được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

3. Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ (theo Điều 6 Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT)

- Bảo đảm các điều kiện về địa điểm, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm.

- Sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

        - Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản. Không sử dụng chất thải của động vật và của con người để nuôi thủy sản.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến nông.

- Nước ao nuôi phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi. Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Thủy sản nuôi khi thu hoạch phải được bảo quản, vận chuyển bằng thiết bị, dụng cụ phù hợp, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người nuôi trồng thủy sản được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

II. Về cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

        1. Định nghĩa về cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nông lâm thủy sản; là nơi ban đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, trừ các trường hợp sau: Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

2. Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ khi đã sản xuất và có sản phẩm lưu thông buôn bán trên thị trường đều phải thực hiện cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và kê khai thông tin về nguồn gốc xuất xứ của từng loại sản phẩm đề nghị UBND xã cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ.

Tất cả các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đều phải thực hiện kê khai và đề nghị cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo cho quá trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 12 tháng 7 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

               

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về tác hại của hàn the và phụ gia thực phẩm thay thế hàn the trong

chế biến thực phẩm

        

            Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Trước kia, Hàn the được coi là phụ gia trong chế biến thực phẩm, thường được dùng bảo quản và tạo độ dai giòn cho thực phẩm. Tuy nhiên hàn the lại là một chất độc hại đối với sức khỏe con người và đã bị cấm sử dụng. Vì vậy để có thực phẩm an toàn, người chế biến thực phẩm cần biết đến những phụ gia khác là Polyphos S và PDP.

        1. Tác hại của hàn the

        Hàn the là chất bị Bộ Y tế cấm sử dụng làm chất phụ gia trong chế biến thực phẩm. Loại chất này được sử dụng để làm bánh mướt, giò chả, nem chua, bún, phở với mục đích tạo tính dai, giòn, độ ngon và làm cho thực phẩm lâu hỏng.

        Hàn the còn giúp bảo quản cá, tôm, thịt tươi lâu. Tên hóa dược của hàn the là Borax. Borax được sử dụng trong các loại chất tẩy rửa, xà phòng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu, dùng làm men thủy tinh, men gốm và làm cứng đồ gốm sứ. Thế nhưng, hiện nay, hàn the lại đang được sử dụng rộng rãi trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

        Theo ý kiến của các bác sỹ chuyên ngành "Khi sử dụng thực phẩm có hàn the, loại chất này sẽ đào thải qua nước tiểu 81%, qua mồ hôi 3%, số còn lại tích luỹ trong cơ thể, tập trung ở mô mỡ, mô thần kinh, gây tác hại rất lớn đối với sức khoẻ như: Gây thoái hóa tế bào gan, ung thư, thoái hoá cơ quan sinh dục, teo tinh hoàn. Đối với phụ nữ có thai có sử dụng thực phẩm chứa hàn the, loại chất này còn được đào thải qua sữa và nhau thai, gây nhiễm độc thai nhi.

        Ngoài gây độc, hàn the còn cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, gây nên hiện tượng khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi và suy dinh dưỡng. Hàn the cũng gây ức chế quá trình hoạt động của men tiêu hoá, làm trơ các lớp xốp trên bề mặt dạ dày và màng ruột. Nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the lâu ngày, tác hại sẽ tăng dần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, đặc biệt là đối với trẻ em"

        Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính chỉ với 15 gram và tỉ lệ tử vong do ngộ độc cấp tính khoảng 50%.

         2. Phụ gia thực phẩm thay thế hàn the

        - Phụ gia thực phẩm an toàn (TPAT) Polyphos S

        Để thay thế hàn the, hiện nay có các phụ gia là Polyphos S và axit sorbic nhập từ Đức, Thái Lan… Theo tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO), dùng phụ gia TPAT trong dăm bông thích hợp với 1 gam cho 1 kg sản phẩm, 2-5 gam cho 1 kg thịt. Dùng phụ gia TPAT không cần dùng thịt nóng, thậm chí dùng thịt đã qua bảo quản đông lạnh, chất lượng giò chả vẫn thơm ngon và an toàn khi bảo quản lạnh ở 0-4 độ C trong suốt 90 ngày.

        Phụ gia PDP

        Năm 1998, Phòng Polyme Dược phẩm - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, chiết suất thử nghiệm chất phụ gia PDP. Đây là chất phụ gia dạng bột, có nguồn gốc thiên nhiên, sử dụng từ vỏ tôm, không độc, dùng an toàn cho người. PDP hoà tan trong nước, kháng nấm nên có thể bảo quản thực phẩm khỏi bị chua, thiu thối, tăng cường độ dai, giòn cho thực phẩm.

        Qua khảo sát tại các cơ sở chế biến thực phẩm như Công ty Vissan, làng giò chả Uy Nỗ (Đông Anh), làng bánh cuốn Thanh Trì, cơ sở chế biến nước ép quả Đồng Nai… cho kết quả tốt, bảo đảm độ dai, giòn, bảo quản thực phẩm dài ngày hơn cả hàn the.

Ngày 2/12/2003 Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm Việt Nam đã cho phép sản xuất và lưu hành PDP trên toàn quốc theo hồ sơ công bố số 4377-2003/BTCYT.

        So sánh 3 mẫu đối chứng trên bánh phở cho thấy, mẫu không sử dụng phụ gia bảo quản thì thực phẩm bị hỏng trong vòng 1 ngày, mẫu thứ 2 có thêm hàn the thì được 2 ngày, mẫu thứ 3 có chất PDP thì khả năng sử dụng thực phẩm được lâu hơn mà chất lượng gần như không thay đổi.

        PDP có tác dụng giống như hàn the, làm tăng độ giòn, dai, sựt, mùi vị và màu sắc của thực phẩm. Nó còn giúp bảo quản tốt thức ăn và kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Đặc biệt, PDP có khả năng loại bỏ các kim loại nặng độc hại trong đồ uống giải khát.

        PDP có thể dùng cho các loại thực phẩm thuộc:

        - Nhóm thịt như giò, chả, thịt hộp, nem chua…

        - Nhóm tinh bột: Bún, bánh cuốn, bánh phở, bánh đa nem, bánh su sê…

        - Nước giải khát, kem, sữa chua.

        - Các loại bánh quy, bánh gatô kem.

        - Vỏ bao cho thực phẩm nguội như xúc xích, lạp xưởng…

        Kết quả thử nghiệm trên động vật cũng cho thấy PDP không gây độc tính cấp và độc tính tích luỹ, không gây dị ứng, không ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể, trọng lượng gan, chức năng của gan, thận, lách, cơ quan tạo máu, cơ năng tim, các chỉ tiêu sinh hóa trong máu và nước tiểu.

        Không những thế, nó còn có lợi cho quá trình chuyển hóa protein ở động vật thực nghiệm. Kết quả thử nghiệm lâm sàng khẳng định bột PDP an toàn cho con người khi được dùng theo đường uống.

        Nên là lựa chọn hàng đầu của người chế biến thực phẩm

        Chất PDP có hai loại (dạng bột và dạng tan trong nước), được đóng gói nhỏ theo tỷ lệ tương đương với trọng lượng thực phẩm. Cách sử dụng phụ gia này rất đơn giản, chỉ cần rắc bột theo hàm lượng quy định vào thực phẩm, trộn đều và chế biến như bình thường.

        Tuy nhiên, người dùng cần chú ý sử dụng ngay sau khi mở vì nếu để lâu, bột PDP sẽ hút ẩm và mất chất. PDP có thời hạn sử dụng trong 3 năm nếu được đóng gói kín. Giá thành tương đối, phù hợp với người tiêu dùng.

        Hiện nay, phụ gia PDP đã được Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm Việt Nam cho phép sản xuất và lưu hành trên toàn quốc. Sản phẩm đang được sử dụng trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thực phẩm ở làng nghề truyền thống tại Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai…

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 01 tháng 8 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về quy định điều kiện kinh doanh đảm bảo ATTP tại chợ Hôm

        

            Kính thưa toàn thể nhân dân!

       Thực hiện theo kế hoạch xây dựng xã đảm bảo an toàn thực phẩm. Để đảm bảo các hoạt động kinh doanh, buôn bán, lưu thông, bảo quản, sơ chế, chế biến.... thực phẩm tại chợ Hôm theo quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện các hoạt động lưu thông, buôn bán tại Chợ cần thực hiện một số nội dung sau:

1. Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm: bao gồm tất cả các cơ sở đang hoạt động kinh doanh các mặt hàng thực phẩm như: rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm, kinh doanh hàng tạp hóa, các mặt hàng thủy hải sản…. Thực phẩm kinh doanh trong Chợ phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được thể hiện bằng hóa đơn mua hàng, phiếu xuất hàng hoặc sổ ghi chép nguồn gốc thực phẩm....không bán thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, thực phẩm giả, thực phẩm đã quá hạn sử dụng, chất lượng không bảo đảm.

Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải ký cam kết với UBND xã về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh, tham gia tập huấn và được cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm(giấy cam kết có hiệu lực 3 năm, sau 3 năm phải xin cấp lại).

Ngoài ra người tham gia kinh doanh thực phẩm phải có giấy khám sức khỏe định kỳ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp, những người bị mắc các bệnh truyền nhiễm thì không được phép tiếp xúc với thực phẩm(giấy khám sức khỏe chỉ có hiệu lực 01 năm, sau 01 năm phải đi khám lại).

Riêng với cơ sở kinh doanh hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, hiện nay trên địa bàn xã đã có 6/8 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, yêu cầu 02 hộ còn lại hoàn thiện các hồ sơ thủ tục pháp lý trong kinh doanh, bổ sung cơ sở vật chất còn thiếu, trong quá trình mua bán phải có sổ ghi chép để truy xuất nguồn gốc khi cần kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm, dụng cụ sử dụng để pha lóc phải làm từ vật liệu chống gỉ, sản phẩm thịt gia súc, gia cầm khi lưu thông phải có sự kiểm soát và chứng nhận ATTP của cơ quan thú y.

Hàng thực phẩm đã qua chế biến phải được bảo quản trong tủ kính, tủ bảo ôn hoặc che đậy, bao gói hợp vệ sinh; phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi đầy đủ trên bao, gói sản phẩm.

Yêu cầu các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ, thực phẩm phải được bày bán trên sạp, bàn hoặc chứa đựng bằng các vật dụng khác không được để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất, nguồn gây ô nhiễm.... đảm bảo vệ sinh ATTP.

2. Đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm

Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: là cơ sở sản xuất ban đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư và trừ các trường hợp cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) thì không phải thực hiện kê khai.

UBND xã thông báo một số loại thực phẩm hiện nay trên địa bàn xã đang sản xuất cần phải kê khai nguồn gốc xuất xứ như: Các loại ngũ cốc, rau, củ, quả, các loại thịt gia súc, gia cầm, trứng; mật ong, tôm, cua, ốc, cá......

Nếu các cơ sở đang sản xuất các thực phẩm nêu trên, mỗi sản phẩm muốn đưa ra Chợ hoặc lưu thông buôn bán thì người tham gia sản xuất đều phải thực hiện ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn với UBND xã, thực hiện kê khai nguồn gốc xuất xứ cho từng loại thực phẩm và sau khi kê khai các cơ sở sẽ được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường. Thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ UBND xã đã ủy quyền lại cho đồng chí Trưởng thôn để thuận tiện cho bà con nhân dân thực hiện cam kết và kê khai từng loại thông tin sản phẩm ./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 20 tháng 8 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về công tác vệ sinh ATTP  trong dịp Tết Trung thu năm 2022

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

        Tết Trung thu đang đến gầnvào dịp Tết Trung thu, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, nước giải khát của người tiêu dùng tăng cao. Nguy cơ xuất hiện các loại sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, hàng giả, sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ trà trộn, lưu thông trên thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng. BCĐ Vệ sinh ATTP xã Định Hải tuyên truyền đến toàn thể nhân dân trong xã và người tiêu dùng về nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm và các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu cụ thể như sau:

I. Một số nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm

1. Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao. Vì vậy, vào dịp Tết Trung thu năm nào cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất loại bánh này. Phần lớn các cơ sở có tên tuổi đều đảm bảo được quy định sản xuất an toàn cho các loại bánh. Tuy nhiên một số cơ sở SX nhỏ lẻ, thủ công đã cố ý hoặc vô ý sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không đảm bảo, cơ sở sản xuất chật hẹp, nhân viên không được khám sức khỏe và nặn bánh trực tiếp bằng tay.

2. Nhằm vào thị hiếu của trẻ em, nhiều cơ sở sản xuất các loại bánh hình các con vật, nhiều màu sắc từ các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế, gây độc hại cho người ăn. Nguyên liệu làm nhân bánh Trung thu thường có trứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xườn... là những thứ dễ bị ô nhiễm và cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi, phát triển.

3. Tình trạng sản xuất bánh Trung thu giả vẫn đang tồn tại, giả cả về nhãn mác, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và kiểu dáng công nghiệp.... Một số cơ sở sản xuất bánh Trung thu chỉ ghi hạn sử dụng mà không ghi ngày sản xuất, nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Với bánh dẻo, trung bình hạn dùng chỉ từ 8-10 ngày, với bánh nướng hạn dùng có thể từ 20-30 ngày.

4. Trên thị trường đã xuất hiện bánh Trung thu của Trung quốc, tuy các loại bánh trung thu không đảm bảo ăn vào không gây ngộ độc cấp, nhưng ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan nội tạng như gan, thận, đường tiêu hóa nói chung. Nguy hiểm nhất là người ăn không nhận biết được hậu quả của nó, ăn vẫn thấy ngon, chưa cảnh giác với các yếu tố độc hại có thể có như chất bảo quản, phẩm màu độc hại, sự hư hỏng biến chất từ bên trong sản phẩm.

II. Một số biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Thứ nhất là: Người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không nên ham rẻ mà mua những sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ.

- Thứ hai: Người tiêu dùng nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra kỹ nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng.

- Thứ ba: Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và che đậy cẩn thận, tránh bụi bẩn và côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định ghi trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

- Thứ tư: Rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh. Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.

          - Thứ 5: Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống, đề nghị mọi người phải nhanh chóng đến trạm Y tế xã để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng khi mua sản phẩm về đến lúc sử dụng cần phải quan sát kỹ màu sắc bên trong và mùi vị đặc trưng của bánh. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường thì phải  báo cáo ngay với BCĐ Vệ sinh ATTP và trạm y tế xã để đề phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thị trường bánh trung thu trong dịp Tết Trung thu thì người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng mang tính quyết định. Vì vậy, mỗi người tiêu dùng hãy trở thành  Người tiêu dùng thông thái, biết cách chọn mua bánh Trung thu và sử dụng bánh Trung thu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để mọi người, mọi gia đình cùng đón Tết Trung thu vui vẻ, an lành và đầm ấm ./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 07 tháng 9 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong

sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, và hướng dẫn quy định cấp giấy chứng nhận

 nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm.

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Thực hiện theo thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 14/2/2017 của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Hóa về việc hướng dẫn xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm nguồn gốc xuất xứ nông, lâm, thủy sản thuộc quyền quản lý của UBND cấp xã.

UBND xã Định Hải hướng dẫn cho bà con về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ và quy định về cấp nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc nông, lâm, thủy sản cụ thể như sau:

I. Về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất.

1. Đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ.

- Địa điểm sản xuất không nằm trong vùng bị cảnh báo ô nhiễm, không bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn.

- Nguồn nước tưới không ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm. Không sử dụng nước bị ô nhiễm, nước thải để rửa, sơ chế sản phẩm.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc; đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.

- Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông; Sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.

- Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người sản xuất được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom trong các vật chứa kín, đúng nơi quy định để chờ xử lý hoặc tiêu hủy tránh gây ô nhiễm cho sản phẩm và khu vực sản xuất.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

 2. Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ.

- Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

- Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y.

- Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y, cán bộ khuyến nông.

- Người chăn nuôi được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

3. Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ (theo Điều 6 Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT)

- Bảo đảm các điều kiện về địa điểm, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm.

- Sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng.

        - Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản. Không sử dụng chất thải của động vật và của con người để nuôi thủy sản.

- Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến nông.

- Nước ao nuôi phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi. Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Thủy sản nuôi khi thu hoạch phải được bảo quản, vận chuyển bằng thiết bị, dụng cụ phù hợp, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người nuôi trồng thủy sản được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.

II. Về cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

        1. Định nghĩa về cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nông lâm thủy sản; là nơi ban đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, trừ các trường hợp sau: Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

2. Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ khi đã sản xuất và có sản phẩm lưu thông buôn bán trên thị trường đều phải thực hiện cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và kê khai thông tin về nguồn gốc xuất xứ của từng loại sản phẩm đề nghị UBND xã cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ.

Tất cả các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đều phải thực hiện kê khai và đề nghị cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo cho quá trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 18 tháng 9 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

          Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp người ta hoạt động và làm việc. Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe doạ.

          Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, xúc xích, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

          Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

          Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

          Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

          1. Đối với tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật

          Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

          Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

          Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

          * Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

          - Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

          - Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm màu Sudan,…

          - Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

          - Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

          - Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

          - Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.

          - Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

          2. Một số giải pháp:

          - Về phía người tiêu dùng: Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên là người tiêu dùng thông minh bà con nhân dân cần quan tâm đến một số thông tin về nguồn gốc sản phẩm như:

          + Thương hiệu

          + Thời hạn sử dụng

          + Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng.

          + Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.

          - Về phía nhà cơ sở sản xuất: phải tuân thủ những quy định pháp luật về VSATTP, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý, để tạo ra được sản phẩm đảm bảo có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho người tiêu dùng.

          + Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

          Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 09 tháng 10 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về tác hại, thiệt hại khi lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV trong trồng trọt.

 

          Kính thưa toàn thể nhân dân!

        Hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, thì nó cũng là con dao 2 lưỡi dẫn đến những hậu họa khôn lường, nhất là đối với sức khỏe con người và môi trường nếu chúng ta lạm dụng và sử dụng thuốc BVTV không đúng cách.

        Việc lạm dụng thuốc BVTV đem lại những hệ lụy tiêu cực, không những ảnh hưởng tới sức khỏe người sản xuất trong quá trình tiếp xúc mà việc tồn dư thuốc trên nông sản còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, gây mất cân bằng môi trường sinh thái, diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn. Dùng thuốc không đúng kỹ thuật, sẽ nhanh chóng tạo nên tính kháng thuốc của sâu bệnh. UBND xã khuyến cáo bà con về một số tác hại khi lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV trong trồng trọtthực hiện nguyên tắc “3 không, 4 đúng”  trong trồng trọt để hạn chế tình trạng ngộ độc ATTP. Cụ thể:

        1. Tác hại Đối với người sản xuất:

        - Bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng

        - Bị nhiễm độc trong quá trình tiếp xúc với thuốc

        - Bị công khai trên các thông tin đại chúng

        2. Tác hại Đối với người tiêu dùng:

        + Bị ngộ độc cấp tính như: gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp….có thể dẫn đến tử vong.

        + Bị ngộ độc mãn tính:

        - Ảnh hưởng đến sức chức năng sinh sản, giới tính.

        - Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

        - Ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa

        - Gây suy yếu hệ miễn dịch

        - Bị ung thư và các bệnh nan y khác

         3. Nguyên tắc “3 không, 4 đúng”

        - Ba không: Không sử dụng chất cấm trong trồng rau; Không sử dụng thuốc BVTV, hóa chất ngoài danh mục; Không sử dụng thuốc BVTV, hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ.

        - Bốn đúng: Đúng thuốc(sâu bệnh nào thuốc nấy, xác định đúng sâu, bệnh để sử dụng đúng thuốc); Đúng lúc(thuốc để trị sâu, bệnh chỉ đạt hiệu quả cao khi sử dụng đúng thời điểm); Đúng liều lượng, nồng độ(theo liều lượng, nồng độ ghi trên nhãn bao bì hoặc hướng dẫn của cán bộ chuyên môn); Đúng cách(sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch).

        Để đảm bảo vệ sinh ATTP trong trồng trọt, chung tay bảo đảm an toàn thực phẩm vì một nền nông nghiệp bền vững, người tham gia sản xuất cần nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành các quy định của nhà nước trong sản xuất, tránh tư tưởng trồng rau 2 luống, nuôi lợn 2 chuồng, lấy lợi ích kinh tế làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng và người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông minh, nên lựa chọn các thực phẩm có rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn để sử dụng./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 23 tháng 10 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

              

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM  BẢO VỆ SINH AN TOÀN TP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

 

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh ATTP.

         Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe của mỗi con người, mà còn ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy; nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh, hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm rất nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, trở thành mối quan tâm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và toàn xã hội hiện nay. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do sử dụng nguồn nước, thức ăn không hợp vệ sinh, thực phẩm không đạt chất lượng.

Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng chống các bệnh do ngộ độc thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị mỗi người dân và từng hộ gia đình trên địa bàn xã thực hiện tốt một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể như sau:

* Đối với nhân dân

- Rửa tay trước khi ăn, uống nước đã đun sôi để nguội hoặc đã qua thiết bị tinh lọc; thức ăn chín để quá bữa, quá giờ phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 100C, trước khi ăn phải được hâm lại kỹ; thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập. Thức ăn để sau 3 ngày mà không được bo qun lnh dưới 100C thì không nên ăn vì không còn giá trị dinh dưỡng, rất dễ có nguy cơ lên men, tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc.

- Các dụng cụ chế biến thực phẩm như: dao, thớt, đũa, thìa, que gắp cần phải được khử trùng trước khi chế biến thực phẩm; rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

- Khi đi mua hàng cần chú ý xem hạn sử dụng của thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng chai, đóng hộp như: rượu, bia, sữa tươi, nước giải khát… không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn sử dụng

- Đối với các bậc phụ huynh có con, em trong độ tuổi đi học cần phải nhắc nhở con, em mình thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời nhắc nhở các cháu không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường, không đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

         * Đối với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, cần thực hiện tốt một số việc sau:

Thứ nhất là: Cần lựa chọn kỹ các loại thực phẩm trước khi chế biến cho khách. Thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không được sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng để chế biến thức ăn. Không sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng. Nghiêm cấm việc sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục được phép sử dụng.

Thứ 2: Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu có vết thương ở tay, cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước trước khi chế biến thức ăn.

Thứ 3: Tủ đựng dụng cụ chế biến thức ăn cần được lau rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng vào việc chế biến và bảo quản thức ăn. Bàn ghế, các khu vực bên trong, bên ngoài quán cần phải lau và quét dọn thường xuyên đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh.

* Đối với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống:

- Mua nguồn thực phẩm phải qua chứng nhận kiểm dịch đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan Y tế, Thú y; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, biến đổi chất.

- Các cơ sở kinh doanh động vật tươi sống không được phép bán các loại động vật chưa được kiểm chứng của cơ quan thú y ra bên ngoài; giữ gìn vệ sinh nơi sơ chế thực phẩm.

Trên đây là một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, BCĐ vệ sinh an toàn thực phẩm xã Định Hải đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh các bệnh ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Khi phát hiện các cơ sở kinh doanh không đảm bảo vệ sinh ATTP, đề nghị các tổ chức, công dân thông báo ngay cho Trạm y tế hoặc UBND xã để có biện pháp phối hợp xử lý kịp thời./.

 

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 05 tháng 11 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

           Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

  

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Như chúng ta đã biết, thực phẩm tươi sống nếu không đảm bảo vệ sinh thú y có nhiều nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, gây mất vệ sinh ATTP. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, các cơ sở giết mổ, kinh doanh thực phẩm giết mổ cần chấp hành các quy định đảm bảo vệ sinh thú y, cụ thể như sau:

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm 2010, Luật Thú y 2015 Quy định:

1. Địa điểm sản xuất:

+ Toàn bộ khu vực giết mổ và khu vực phụ trợ phải nằm tách biệt với các nguồn ô nhiễm như nhà vệ sinh của gia đình và các hộ xung quanh, chuồng nuôi động vật, bệnh viện, nghĩa trang... nhằm tránh bị ô nhiễm cho sản phẩm.

+ Không bị đọng nước, ngập nước.

2. Kết cấu nhà xưởng, bố trí sản xuất:

+ Kết cấu vững chắc, phù hợp với quy mô giết mổ động vật.

+ Khu vực sản xuất được bố trí phù hợp với quy trình giết mổ động vật để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chéo, thuận lợi cho hoạt động giết mổ động vật và làm vệ sinh.

+ Nơi nuôi giữ động vật chờ giết mổ phải có đủ diện tích, có mái che, nền sàn được làm bằng các vật liệu bền nhẵn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; bảo đảm cung cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm uống.

+ Khu vực giết mổ: Mái hoặc trần được làm bằng vật liệu bền; Tường phía trong được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng; chân tường, nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây tròn hay ốp nghiêng; Sàn: Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn;

+ Đối với cơ sở giết mổ gia súc: Có móc treo hoặc giá đỡ bảo đảm thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m; nếu lấy phủ tạng trên bệ mổ, bệ phải cao hơn sàn ít nhất 0,4m; nơi làm sạch lòng, dạ dày phải tách biệt với nơi để tim, gan, thận và thịt để tránh làm vấy nhiễm chéo.

+ Đối với cơ sở giết mổ gia cầm: Trang thiết bị cho việc lấy phủ tạng khỏi thân thịt sao phải bảo đảm thân thịt và phủ tạng không được tiếp xúc trực tiếp với nền sàn.

3. Trang thiết bị sản xuất:

+ Có đủ trang thiết bị phục vụ việc giết mổ, chứa đựng, pha lóc và vận chuyển gia súc, gia cầm và thịt gia súc, gia cầm; được thiết kế, chế tạo phù hợp, bảo đảm an toàn thực phẩm và trong tình trạng vệ sinh, bảo trì tốt.

+ Bề mặt các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được làm bằng vật liệu bền, nhẵn, không thấm nước, dễ làm sạch, không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.

4. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị:

+ Sử dụng chất tẩy rửa có nhãn mác rõ ràng;

+ Khu vực giết mổ phải được vệ sinh, thu gom chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ và định kỳ khử trùng, tiêu độc;

+ Dao và dụng cụ cắt thịt được bảo quản ở nơi quy định trong cơ sở giết mổ; được rửa sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng.

5. Người trực tiếp sản xuất, vệ sinh công nhân:

+ Phải có Giấy xác nhận về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da trong danh mục do Bộ Y tế quy định không được trực tiếp tham gia giết mổ động vật.

+ Được phổ biến, hướng dẫn về thực hành quy trình giết mổ động vật bảo đảm vệ sinh thú y.

+ Thực hiện yêu cầu vệ sinh cá nhân trong cơ sở giết mổ như mang bảo hộ lao động, không mang trang sức, ăn uống, khạc nhổ và rửa tay bằng xà phòng…trong khu vực giết mổ.

6. Nguyên liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất thực phẩm:

+ Nước sử dụng: Nguồn nước cung cấp cho tất cả các hoạt động giết mổ như làm sạch và vệ sinh phải đủ về số lượng, nhiệt độ và áp suất; Nước sử dụng cho các hoạt động giết mổ và làm sạch được lấy từ nguồn nước máy hoặc giếng đào, giếng khoan. Giếng phải bảo đảm: Giếng đào không bị ngập lụt vào mùa mưa, thành giếng cao hơn mặt đất ít nhất 0,5m, có nắp đậy; giếng khoan cách xa nguồn gây ô nhiễm như chuồng nuôi động vật, bãi chôn lấp rác, nơi xử lý phân gia súc, gia cầm.

+ Động vật đưa vào giết mổ: Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 09

7. Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải:

+ Có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại.

+ Biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường như sau: (1)Thùng đựng phế phụ phẩm có nắp đậy, được thu dọn thường xuyên sau giết mổ; (2) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn bằng một trong các hình thức: Hầm biogas, hố sinh học, bể hoại, bể lắng; (3) Rãnh thoát nước thải phải có nắp đậy và bảo đảm thoát hết nước cần thải sau hoạt động giết mổ hàng ngày.

8Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, ATTP:

+ Thực hiện quy trình giết mổ bao gồm trình tự, thao tác từ khi gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, cạo/đánh lông, rửa, lột phủ tạng, làm sạch, pha lóc đúng kỹ thuật, bảo đảm an toàn thực phẩm, không bị lây nhiễm chéo vào thân thịt.

+ Có nhân viên Thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

+ Tất cả thân thịt, phủ tạng đạt yêu cầu vệ sinh thú y được đóng dấu kiểm soát giết mổ và các sản phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh thú y được xử lý theo quy định.

9. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc:

+ Có sổ ghi chép nguồn gốc, số lượng gia súc, gia cầm được đưa vào cơ sở để giết mổ.

+ Có sổ ghi chép số lượng thịt gia súc, gia cầm; tên, địa chỉ hộ kinh doanh được cung cấp thịt gia súc, gia cầm./.

Để đảm bảo vệ sinh ATTP đối với thực phẩm tươi sống, các cơ sở giết mổ, kinh doanh phải tuân thủ các điều kiện theo quy định để tránh nguy cơ gây bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng./.

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 22 tháng 11 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

            Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về tác hại, thiệt hại khi lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV trong trồng trọt.

 

        Kính thưa toàn thể nhân dân!

        Hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, thì nó cũng là con dao 2 lưỡi dẫn đến những hậu họa khôn lường, nhất là đối với sức khỏe con người và môi trường nếu chúng ta lạm dụng và sử dụng thuốc BVTV không đúng cách.

        Việc lạm dụng thuốc BVTV đem lại những hệ lụy tiêu cực, không những ảnh hưởng tới sức khỏe người sản xuất trong quá trình tiếp xúc mà việc tồn dư thuốc trên nông sản còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, gây mất cân bằng môi trường sinh thái, diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn. Dùng thuốc không đúng kỹ thuật, sẽ nhanh chóng tạo nên tính kháng thuốc của sâu bệnh. UBND xã khuyến cáo bà con về một số tác hại khi lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV trong trồng trọtthực hiện nguyên tắc “3 không, 4 đúng”  trong trồng trọt để hạn chế tình trạng ngộ độc ATTP. Cụ thể:

        1. Tác hại Đối với người sản xuất:

        - Bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng

        - Bị nhiễm độc trong quá trình tiếp xúc với thuốc

        - Bị công khai trên các thông tin đại chúng

        2. Tác hại Đối với người tiêu dùng:

        + Bị ngộ độc cấp tính như: gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp….có thể dẫn đến tử vong.

        + Bị ngộ độc mãn tính:

        - Ảnh hưởng đến sức chức năng sinh sản, giới tính.

        - Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

        - Ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa

        - Gây suy yếu hệ miễn dịch

        - Bị ung thư và các bệnh nan y khác

         3. Nguyên tắc “3 không, 4 đúng”

        - Ba không: Không sử dụng chất cấm trong trồng rau; Không sử dụng thuốc BVTV, hóa chất ngoài danh mục; Không sử dụng thuốc BVTV, hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ.

        - Bốn đúng: Đúng thuốc (sâu bệnh nào thuốc nấy, xác định đúng sâu, bệnh để sử dụng đúng thuốc); Đúng lúc(thuốc để trị sâu, bệnh chỉ đạt hiệu quả cao khi sử dụng đúng thời điểm); Đúng liều lượng, nồng độ(theo liều lượng, nồng độ ghi trên nhãn bao bì hoặc hướng dẫn của cán bộ chuyên môn); Đúng cách(sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch).

        Để đảm bảo vệ sinh ATTP trong trồng trọt, chung tay bảo đảm an toàn thực phẩm vì một nền nông nghiệp bền vững, người tham gia sản xuất cần nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành các quy định của nhà nước trong sản xuất, tránh tư tưởng trồng rau 2 luống, nuôi lợn 2 chuồng, lấy lợi ích kinh tế làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng và người tiêu dùng hãy là người tiêu dùng thông minh, nên lựa chọn các thực phẩm có rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn để sử dụng.

         Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi và thực hiện của toàn thể nhân dân!

 

Người thực hiện

 

 

 

Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 02 tháng 12 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

            Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

         

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về nhận diện sản phẩm thực phẩm an toàn

        

        Kính thưa toàn thể nhân dân!

         Trong những năm gần đây, tại Việt Nam số người phát hiện bị ung thư và chết vì ung thư không ngừng gia tăng. Trong đó “Thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa chất bảo quản độc hại” là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 35% trong số các nguyên nhân.

           Một vấn nạn nhức nhối hiện nay là tình trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh bừa bãi trong nuôi trồng, thực phẩm bẩn “tẩm” hóa chất độc hại xuất hiện trong từng bữa cơm từ miếng thịt, rau củ cho đến gói gia vị nhỏ mà người dân đang dùng hàng ngày,… gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe mà chúng ta không thể ngờ tới.

        Trước mắt nếu bị ngộ độc sẽ gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp….có thể dẫn đến tử vong. Về lâu dài các chất hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng,… trong thực phẩm bẩn sẽ từ từ ngấm vào tế bào, cơ thể sau đó tích tụ lại gây thoái hóa gan, thận và hệ thống tiêu hóa; gây bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh; gây các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, hệ thống nội tiết, chức năng sinh sản, giới tính và hệ di truyền, các bệnh ung thư và nan y khác…

         Để phòng tránh thực phẩm bẩn, mỗi người hãy là người tiêu dùng thông minh và có ý thức trong việc chọn dùng thực phẩm sạch, an toàn; đừng vì ham rẻ mà chọn những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hãy tạo ra thực phẩm sạch bằng cách tự trồng hoặc chọn mua thực phẩm có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận và kiểm định rõ ràng. Chọn nơi cung cấp, uy tín, được nhiều người tin tưởng. Nhà sản xuất công khai nhãn mác, quy trình từ sản xuất đến đóng gói sản phẩm sạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

         Ngoài ra chúng ta nên thường xuyên tìm hiểu về kiến thức tiêu dùng sạch, sản

xuất sạch để có thể áp dụng khi mua thực phẩm cho gia đình mình.     

        Sau đây là một số khuyến cáo về cách nhận diện bằng mắt thường về thực phẩm không đảm bảo để bà con lưu ý lựa chọn và không nên mua như:

        - Đối với rau bón nhiều đạm hoặc phân bón thì có lá to hơn bình thường, lá có màu xanh đen, nước luộc khi nguội có màu xanh đen có vẩn kết tủa, các loại quả đậu nhìn bóng nhẫy, ít lông tơ, nếu trên rau không có vết sâu bệnh là do phun nhiều thuốc trừ sâu và không đảm bảo thời gian cách ly theo quy định.

        - Một số loại quả như cam, quýt, táo, lê, mận, đào: khi bề mặt quả bóng, bảo quản lâu không bị thối, hỏng tức là quả đó đã dùng các loại thuốc BVTV nhằm tiêu diệt nấm và vi khuẩn để bảo quản.

        - Thịt lợn khi thấy chủ yếu là nạc mà hầu như không có mỡ, thịt có màu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất.

        Nên tôn trọng nguyên tắc mùa nào thức ấy; không nên mua các loại rau có thân, lá mập mạp, xanh non hơn mức bình thường và sử dụng nhiều các loại quả có lớp vỏ dày: chuối, cam, bưởi...Để có bữa ăn ngon đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh ATTP, người tiêu dùng khi mua hàng nên lựa chọn địa điểm bán hàng có uy tín, chất lượng; lựa chọn các sản phẩm có tem nhãn địa chỉ rõ ràng; lựa chọn những sản phẩm có màu sắc tươi xanh tự nhiên, cầm chắc tay, nặng tay, bề ngoài nguyên vẹn không bị trầy xước.

    Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi và thực hiện của toàn thể nhân dân!

 

 

          Người thực hiện

 

 

 

          Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 10 tháng 12 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

            Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm

     

Kính thưa toàn thể nhân dân!

           Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng. Biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, sốt... hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

        Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản trong việc lựa chọn, mua và sử dụng thực phẩm, nên chọn những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh…

        Khuyến cáo thực hiện: 10 nguyên tắc vàng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

        Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi, rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

        Nguyên tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt  tới trên 70°C.

        Nguyên tắc 3: Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

        Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

        Nguyên tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.

Nguyên tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn.

Thức ăn đã được nấu chính có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

Nguyên tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

Nguyên tắc 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

Nguyên tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che  đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ  kính, lồng bàn… Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh, hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ./.

Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi và thực hiện của toàn thể nhân dân!

 

 

              Người thực hiện

 

 

 

              Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 16 tháng 12 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

            Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       

 

  

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ ĐỊNH HẢI                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

  

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Như chúng ta đã biết, thực phẩm tươi sống nếu không đảm bảo vệ sinh thú y có nhiều nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, gây mất vệ sinh ATTP. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, các cơ sở giết mổ, kinh doanh thực phẩm giết mổ cần chấp hành các quy định đảm bảo vệ sinh thú y, cụ thể như sau:

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm 2010, Luật Thú y 2015 Quy định:

1. Địa điểm sản xuất:

+ Toàn bộ khu vực giết mổ và khu vực phụ trợ phải nằm tách biệt với các nguồn ô nhiễm như nhà vệ sinh của gia đình và các hộ xung quanh, chuồng nuôi động vật, bệnh viện, nghĩa trang... nhằm tránh bị ô nhiễm cho sản phẩm.

+ Không bị đọng nước, ngập nước.

2. Kết cấu nhà xưởng, bố trí sản xuất:

+ Kết cấu vững chắc, phù hợp với quy mô giết mổ động vật.

+ Khu vực sản xuất được bố trí phù hợp với quy trình giết mổ động vật để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chéo, thuận lợi cho hoạt động giết mổ động vật và làm vệ sinh.

+ Nơi nuôi giữ động vật chờ giết mổ phải có đủ diện tích, có mái che, nền sàn được làm bằng các vật liệu bền nhẵn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; bảo đảm cung cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm uống.

+ Khu vực giết mổ: Mái hoặc trần được làm bằng vật liệu bền; Tường phía trong được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng; chân tường, nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây tròn hay ốp nghiêng; Sàn: Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn;

+ Đối với cơ sở giết mổ gia súc: Có móc treo hoặc giá đỡ bảo đảm thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m; nếu lấy phủ tạng trên bệ mổ, bệ phải cao hơn sàn ít nhất 0,4m; nơi làm sạch lòng, dạ dày phải tách biệt với nơi để tim, gan, thận và thịt để tránh làm vấy nhiễm chéo.

+ Đối với cơ sở giết mổ gia cầm: Trang thiết bị cho việc lấy phủ tạng khỏi thân thịt sao phải bảo đảm thân thịt và phủ tạng không được tiếp xúc trực tiếp với nền sàn.

3. Trang thiết bị sản xuất:

+ Có đủ trang thiết bị phục vụ việc giết mổ, chứa đựng, pha lóc và vận chuyển gia súc, gia cầm và thịt gia súc, gia cầm; được thiết kế, chế tạo phù hợp, bảo đảm an toàn thực phẩm và trong tình trạng vệ sinh, bảo trì tốt.

+ Bề mặt các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được làm bằng vật liệu bền, nhẵn, không thấm nước, dễ làm sạch, không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.

4. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị:

+ Sử dụng chất tẩy rửa có nhãn mác rõ ràng;

+ Khu vực giết mổ phải được vệ sinh, thu gom chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ và định kỳ khử trùng, tiêu độc;

+ Dao và dụng cụ cắt thịt được bảo quản ở nơi quy định trong cơ sở giết mổ; được rửa sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng.

5. Người trực tiếp sản xuất, vệ sinh công nhân:

+ Phải có Giấy xác nhận về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da trong danh mục do Bộ Y tế quy định không được trực tiếp tham gia giết mổ động vật.

+ Được phổ biến, hướng dẫn về thực hành quy trình giết mổ động vật bảo đảm vệ sinh thú y.

+ Thực hiện yêu cầu vệ sinh cá nhân trong cơ sở giết mổ như mang bảo hộ lao động, không mang trang sức, ăn uống, khạc nhổ và rửa tay bằng xà phòng…trong khu vực giết mổ.

6. Nguyên liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất thực phẩm:

+ Nước sử dụng: Nguồn nước cung cấp cho tất cả các hoạt động giết mổ như làm sạch và vệ sinh phải đủ về số lượng, nhiệt độ và áp suất; Nước sử dụng cho các hoạt động giết mổ và làm sạch được lấy từ nguồn nước máy hoặc giếng đào, giếng khoan. Giếng phải bảo đảm: Giếng đào không bị ngập lụt vào mùa mưa, thành giếng cao hơn mặt đất ít nhất 0,5m, có nắp đậy; giếng khoan cách xa nguồn gây ô nhiễm như chuồng nuôi động vật, bãi chôn lấp rác, nơi xử lý phân gia súc, gia cầm.

+ Động vật đưa vào giết mổ: Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 09

7. Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải:

+ Có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại.

+ Biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường như sau: (1)Thùng đựng phế phụ phẩm có nắp đậy, được thu dọn thường xuyên sau giết mổ; (2) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn bằng một trong các hình thức: Hầm biogas, hố sinh học, bể hoại, bể lắng; (3) Rãnh thoát nước thải phải có nắp đậy và bảo đảm thoát hết nước cần thải sau hoạt động giết mổ hàng ngày.

8Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, ATTP:

+ Thực hiện quy trình giết mổ bao gồm trình tự, thao tác từ khi gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, cạo/đánh lông, rửa, lột phủ tạng, làm sạch, pha lóc đúng kỹ thuật, bảo đảm an toàn thực phẩm, không bị lây nhiễm chéo vào thân thịt.

+ Có nhân viên Thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

+ Tất cả thân thịt, phủ tạng đạt yêu cầu vệ sinh thú y được đóng dấu kiểm soát giết mổ và các sản phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh thú y được xử lý theo quy định.

9. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc:

+ Có sổ ghi chép nguồn gốc, số lượng gia súc, gia cầm được đưa vào cơ sở để giết mổ.

+ Có sổ ghi chép số lượng thịt gia súc, gia cầm; tên, địa chỉ hộ kinh doanh được cung cấp thịt gia súc, gia cầm.

Để đảm bảo vệ sinh ATTP đối với thực phẩm tươi sống, BCĐ vệ sinh ATTP  xã Định Hải đề nghị các cơ sở giết mổ, kinh doanh phải tuân thủ các điều kiện theo quy định để tránh nguy cơ gây bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng./.

    Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi và thực hiện của toàn thể nhân dân!

 

 

           Người thực hiện

 

 

 

             Đoàn Thị Xuân

                   Ngày 21 tháng 12 năm 2022

            PHÊ DUYỆT PHÁT THANH

 

 

 

            Lê Văn Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC