Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
31364

Tuyên truyền, phổ biến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 30/05/2023 11:11:58

Không gian mạng, Internet đã và đang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ em, đối tượng đang sử dụng công nghệ vào trong học tập, giải trí, liên lạc với người thân và sinh hoạt hàng ngày.

 Không gian mạng, Internet đã và đang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ em, đối tượng đang sử dụng công nghệ vào trong học tập, giải trí, liên lạc với người thân và sinh hoạt hàng ngày.

Việt Nam là đất nước có tỷ lệ người dùng Internet khá lớn, đứng thứ 13 thế giới, chiếm khoảng 73,2% dân số. Việt Nam đang có khoảng 24,7 triệu là trẻ em, chiếm gần 25% dân số, trong đó 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet. Theo báo cáo của Tổ chức UNICEF công bố vào ngày 03/08/2022 vừa qua, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 tuổi có sử dụng Internet và con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi. Điều này cho thấy mức độ tham gia các hoạt động trên không gian mạng của trẻ em ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là sau đại dịch Covid vừa qua. Bên cạnh đó theo công bố của Google về khảo sát ý kiến của cha mẹ về sự an toàn trên mạng, độ tuổi trung bình của trẻ Việt Nam sở hữu điện thoại di động là 9 trong khi đó độ tuổi trung bình trẻ được trò chuyện về sự an toàn trên mạng là 13. Cũng theo báo cáo khảo sát này, một trong những thách thức hàng đầu trong việc giám sát sự an toàn trên mạng của bố mẹ đó là việc tìm các công cụ theo dõi/kiểm soát trẻ sử dụng internet.
        Có thể nói chưa bao giờ trẻ em dành nhiều thời gian cho Internet như hiện nay. Việc sử dụng, tham gia các hoạt động trên Internet mang lại cho các em rất nhiều lợi ích cho việc học tập, phát triển và hòa nhập với thế giới. Tuy nhiên cũng khiến các em phải đối mặt với nhiều cạm bẫy, rủi ro, phổ biến như: Tiếp cận với những nội dung độc hại (bạo lực, khiêu dâm…) làm lệch lạc suy nghĩ, lối sống, sự phát triển; Bị phát tán thông tin riêng tư, thông tin cá nhân của trẻ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của trẻ; Bị bắt nạt trực tuyến dưới nhiều hình thức khác nhau; Sử dụng quá mức và rơi vào tình trạng nghiện Internet; Bị lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, dọa nạt, tống tiền, ép tham gia các hoạt động phi pháp, thậm chí mại dâm, bị xâm hại tình dục...
        Trước tình hình trên, Bộ Thông tin và truyền thông đã xây dựng Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - COP (https://vn-cop.vn)- là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

UBND, BCĐ chuyển đổi số xã đề nghị nhân dân, các bậc phụ huynh nghiên cứu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến tài liệu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (được đăng tải tại địa chỉ https://vn-cop.vn/tai-lieu đến các nhà trường, phụ huynh, học sinh, đoàn viên thành niên.
                                           Người thực hiện:  CCVH-XH - Đoàn Thị Xuân

Tuyên truyền, phổ biến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Đăng lúc: 30/05/2023 11:11:58 (GMT+7)

Không gian mạng, Internet đã và đang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ em, đối tượng đang sử dụng công nghệ vào trong học tập, giải trí, liên lạc với người thân và sinh hoạt hàng ngày.

 Không gian mạng, Internet đã và đang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ em, đối tượng đang sử dụng công nghệ vào trong học tập, giải trí, liên lạc với người thân và sinh hoạt hàng ngày.

Việt Nam là đất nước có tỷ lệ người dùng Internet khá lớn, đứng thứ 13 thế giới, chiếm khoảng 73,2% dân số. Việt Nam đang có khoảng 24,7 triệu là trẻ em, chiếm gần 25% dân số, trong đó 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet. Theo báo cáo của Tổ chức UNICEF công bố vào ngày 03/08/2022 vừa qua, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 tuổi có sử dụng Internet và con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi. Điều này cho thấy mức độ tham gia các hoạt động trên không gian mạng của trẻ em ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là sau đại dịch Covid vừa qua. Bên cạnh đó theo công bố của Google về khảo sát ý kiến của cha mẹ về sự an toàn trên mạng, độ tuổi trung bình của trẻ Việt Nam sở hữu điện thoại di động là 9 trong khi đó độ tuổi trung bình trẻ được trò chuyện về sự an toàn trên mạng là 13. Cũng theo báo cáo khảo sát này, một trong những thách thức hàng đầu trong việc giám sát sự an toàn trên mạng của bố mẹ đó là việc tìm các công cụ theo dõi/kiểm soát trẻ sử dụng internet.
        Có thể nói chưa bao giờ trẻ em dành nhiều thời gian cho Internet như hiện nay. Việc sử dụng, tham gia các hoạt động trên Internet mang lại cho các em rất nhiều lợi ích cho việc học tập, phát triển và hòa nhập với thế giới. Tuy nhiên cũng khiến các em phải đối mặt với nhiều cạm bẫy, rủi ro, phổ biến như: Tiếp cận với những nội dung độc hại (bạo lực, khiêu dâm…) làm lệch lạc suy nghĩ, lối sống, sự phát triển; Bị phát tán thông tin riêng tư, thông tin cá nhân của trẻ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của trẻ; Bị bắt nạt trực tuyến dưới nhiều hình thức khác nhau; Sử dụng quá mức và rơi vào tình trạng nghiện Internet; Bị lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, dọa nạt, tống tiền, ép tham gia các hoạt động phi pháp, thậm chí mại dâm, bị xâm hại tình dục...
        Trước tình hình trên, Bộ Thông tin và truyền thông đã xây dựng Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - COP (https://vn-cop.vn)- là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

UBND, BCĐ chuyển đổi số xã đề nghị nhân dân, các bậc phụ huynh nghiên cứu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến tài liệu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (được đăng tải tại địa chỉ https://vn-cop.vn/tai-lieu đến các nhà trường, phụ huynh, học sinh, đoàn viên thành niên.
                                           Người thực hiện:  CCVH-XH - Đoàn Thị Xuân

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC